PCI chỉ ra hai xu hướng "đáng lo ngại" của môi trường kinh doanh

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đã có nhiều chỉ số môi trường kinh doanh tốt, có cải thiện nhưng báo cáo PCI vẫn chỉ ra rằng có nhiều chỉ số chưa cải thiện trong 13 năm qua đặc biệt là 2 chỉ số tiếp cận đất đai và an ninh trật tự.

Tại Buổi công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2017, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI – Giám đốc dự án PCI cho biết: Xu hướng đáng lo ngại trong năm nay là ở lĩnh vực tiếp cận đất đai và mức độ ổn định trong sử dụng đất.

Tiếp cận đất đai có chiều hướng khó khăn hơn

Kết quả đáng lưu ý là trọng số tiếp cận đất đai ở Cần Thơ có xu hướng cải thiện trong khi đó TP HCM lại sụt giảm mạnh hơn so với mức chung của cả nước. Thêm vào đó, doanh nghiệp đang ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đất đai, mở rộng mặt bằng kinh doanh. Doanh nghiệp cũng cảm thấy mức độ rủi ro bị thu hồi đất ngày càng cao. Tỷ lệ doanh nghiệp có đất và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giảm nhẹ so với năm 2016 và thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục từng được ghi nhận trong năm 2012 và 2013.

Thay đổi của chỉ số thành phần Tiếp cận đất đai theo thời gian

Thay đổi của chỉ số thành phần tiếp cận đất đai từ 2006 đến 2017

Theo các doanh nghiệp được khảo sát cho biết, vấn đề lớn nhất không phải là thiếu quỹ đất sạch (chỉ 16% doanh nghiệp lựa chọn nhận định này) mà vấn đề sau khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, doanh nghiệp gặp phải rất nhiều phiền hà trong các thủ tục về giải phóng mặt bằng, bồi thường cho người dân hay các thủ tục quy định khác của tỉnh (44% doanh nghiệp trả lời). Khoảng một phần ba (32%) doanh nghiệp đánh giá quy hoạch đất đai của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, khiến nhiều lô đất xa cơ sở hạ tầng hiện có hoặc ở các địa điểm thuận tiện, chẳng hạn như lân cận các cơ sở gây ô nhiễm hoặc quá gần các khu dân cư. Cuối cùng, 1/4 các doanh nghiệp nhận định rằng việc cung cấp thông tin dữ liệu về đất đai không thuận lợi, nhanh chóng.

"Đối với các doanh nghiệp có đất mà muốn trao đổi, chuyển nhượng hay thuê, vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Chỉ có 25% doanh nghiệp tham gia điều tra trả lời rằng họ không gặp khó khăn gì khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc mua, chuyển nhượng hay thuê đất, giảm so với con số 29,7% của năm 2016. Đây là mức thấp kỷ lục ghi nhận được trong lịch sử điều tra PCI. Trái lại, 75% cho biết gặp phải ít nhất 1 trong 7 khó khăn nêu tại Bảng 1.1 dưới đây. Theo doanh nghiệp, vấn đề lớn nhất đó là thời gian giải quyết hồ sơ đất đai dài hơn so với thời hạn được niêm yết (58%) và doanh nghiệp buộc phải trả thêm chi phí không chính thức để đẩy nhanh việc giải quyết hồ sơ (47%)", ông Tuấn cho biết.

Báo cáo PCI 2017 cũng cho thấy mức độ ổn định trong quá trình sử dụng đất của các doanh nghiệp đang xấu đi. Tỉnh trung vị chỉ đạt 1,6 điểm trên thang 5 điểm, cho thấy mức độ rủi ro bị chính quyền thu hồi đất đối với doanh nghiệp ngày càng cao. Đây là mức điểm thấp nhất được ghi nhận trong 13 năm điều tra PCI. Những lo ngại này có tác động rất tiêu cực đến đầu tư vì doanh nghiệp khi phải đối mặt với những rủi ro này sẽ rất dè dặt đầu tư trên khu đất mà họ biết rằng sẽ có thể bị thu hồi.

Vấn đề thậm chí còn đáng lo ngại hơn đó là doanh nghiệp cho rằng mức bồi thường không thỏa đáng đối với mặt bằng kinh doanh nếu bị thu hồi. Chỉ có 28% doanh nghiệp tại tỉnh trung vị cho rằng mức bồi thường là thỏa đáng. Con số này có nhỉnh hơn một chút so với năm 2016, nhưng vẫn là mức điểm thấp thứ hai trong lịch sử điều tra PCI.

Ông Tuấn chia sẻ: Điểm thú vị là, trong vài năm qua, báo cáo PAPI ghi nhận xu hướng ngược lại về vấn đề đất đai đối với người dân. Theo đó, người dân cho biết, rủi ro bị thu hồi đất có chiều hướng giảm, mặc dù họ cũng vẫn quan ngại về mức bồi thường. Mối tương quan nghịch này cho thấy chính quyền đang có xu hướng hành động bảo vệ người dân hơn so với các năm trước.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI – Giám đốc dự án PCI

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI – Giám đốc dự án PCI cho biết: Doanh nghiệp cảm thấy mức độ rủi ro bị thu hồi đất ngày càng cao. 

Một bộ phận doanh nghiệp lo ngại an ninh trật tự

Cũng theo ông Đậu Anh Tuấn, một hiệu ứng lo ngại của việc Việt Nam được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình đó là đô thị hóa và tăng trưởng nhanh, cùng với đó là sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng, có thể kéo theo sự gia tăng của tình trạng tội phạm, đặc biệt là các vụ trộm, cắp. Điều tương tự cũng đã được điều tra PAPI ghi nhận tại nhiều tỉnh, thành phố. Những mối lo ngại này đã ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp. Chính vậy, nhiều chuyên gia đã khuyến nghị nhóm nghiên cứu PCI cần bắt đầu tìm hiểu và đánh giá tác động của tình trạng tội phạm cũng như hành động của chính quyền địa phương đối với vấn đề này.

Kết quả điều tra cho thấy rằng 56% doanh nghiệp đánh giá tình hình an ninh, trật tự tại địa phương là tốt. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp bày tỏ mối lo ngại về vấn đề này. 14,5% doanh nghiệp cho biết họ bị trộm cắp hoặc đột nhập trong năm vừa qua. Điều tra cho thấy trung bình giá trị tài sản bị mất là khoảng 15 triệu đồng (667 đô la Mỹ), một số doanh nghiệp bị mất mát tài sản có giá trị lên đến trên 500 triệu đồng (22.000 đô la Mỹ). Đối với các doanh nghiệp nhỏ, con số này là chiếm một phần đáng kể trong doanh thu hàng năm của họ. Các doanh nghiệp lớn hơn có nhiều khả năng bị thiệt hại nhiều hơn.

Các chỉ tiêu về an ninh trật tự trong PCI 2017

Các chỉ tiêu về an ninh trật tự trong PCI 2017

Trên phạm vi cả nước, có thể thấy, vấn đề tội phạm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long là nghiêm trọng nhất so với các vùng khác. Tỷ lệ doanh nghiệp bị trộm cắp cao nhất được ghi nhận ở Cà Mau (26,7%), Bạc Liêu (25,3%), Sóc Trăng (23,9%) và An Giang (23,6%). Kiên Giang (23,1%) và Tiền Giang (23%) cũng nằm trong tốp 10.

"Tin tốt lành là hầu hết các doanh nghiệp tin rằng công an địa phương đã làm tốt nhiệm vụ. Có 86% cho biết đã báo cho cơ quan công an và gần 70% trong số đó đánh giá rằng cơ quan công an địa phương hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hiệu quả vụ việc. Hơn nữa, không có nhiều dấu hiệu cho thấy tội phạm đang lan tràn ngoài tầm kiểm soát, buộc các doanh nghiệp phải nhờ đến băng nhóm bảo kê. Chưa đến 3% doanh nghiệp cho biết phải trả tiền bảo kê cho các băng nhóm côn đồ, tổ chức xã hội đen để đảm bảo yên ổn làm ăn." ông Tuấn thông tin

Chỉ số PCI được xây dựng nhằm đánh giá về môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Được thực hiện năm thứ 13 liên tiếp, báo cáo PCI đại diện cho tập hợp tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về chất lượng điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết PCI chỉ ra hai xu hướng "đáng lo ngại" của môi trường kinh doanh tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713299720 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713299720 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10