PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh: Chạy giữa phố phun khử khuẩn ầm ầm như phong trào là không cần thiết, gây lãng phí nguồn lực

Diendandoanhnghiep.vn Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, khi phải lựa chọn giữa sức khoẻ và chống dịch thì vẫn phải ưu tiên chống dịch. Nhưng sử dụng hoá chất khử khuẩn phải phù hợp để giảm tác hại mà không lãng phí nguồn lực.

Phun hóa chất khử khuẩn là một trong những điều kiện bắt buộc với ngành y tế nhưng nếu áp dụng tràn lan có thể tác dụng ngược.

những nơi được xác định là có nguồn vi khuẩn, virus, có nguy cơ cao gây dịch như ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai mới được chỉ định phun khử khuẩn

Những nơi được xác định là có nguồn vi khuẩn, virus, nguy cơ cao như ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai mới được chỉ định phun khử khuẩn. Ảnh: Quốc Tuấn

Trưa ngày 31/3, trao đổi với DĐDN, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, việc một số địa phương sử dụng phun hoá chất khử khuẩn trên diện rộng một cách tràn lan để phòng chống dịch COVID-19 là “không nên chút nào”.

“Vì chất khử khuẩn nói chung đều có chất gây hại cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên, trong bối cảnh chống dịch COVID-19 nguy hiểm, phải lựa chọn giữa có hại cho sức khoẻ và diệt khuẩn dập dịch thì chúng ta vẫn phải chọn chống dịch, dập dịch. Vấn đề nằm ở cách sử dụng cho hợp lý”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.

Theo đó, Vị chuyên gia phân tích, thành phần chính của hoá chất phun khử khuẩn là Cloramin B, đây là loại thuốc được ưu tiên hàng đầu trong việc diệt khuẩn. Khi sử dụng loại thuốc này phải đeo găng tay bảo hộ, tránh tiếp xúc trực tiếp với da. Thuốc này có mùi hôi rất khó chịu, làm khô họng người hít phải.

“Phun khử khuẩn có nguyên tắc là phun ở những nơi không có người, ở nước nào khi sử dụng phun khử khuẩn cũng đều vậy. Đặc biệt, những nơi được xác định là có nguồn vi khuẩn, virus, có nguy cơ cao gây dịch như ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai mới được chỉ định phun khử khuẩn”, chuyên gia Viện Công nghệ Sinh học và công nghệ thực phẩm cho biết.

Thuốc hóa học khử khuẩn chỉ có tác dụng trong vài tiếng đồng hồ, do đó, nếu phun ở những nơi không có dịch bệnh thì sẽ lãng phí nguồn lực. Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo các công sở, nơi làm việc nên sát trùng bề mặt trong diện hẹp như thang máy, tay nắm cửa một cách thường xuyên.

“Chất khử khuẩn nên được sử dụng với nồng độ đủ để diệt khuẩn, cho những trường nơi cụ thể. Chạy giữa đường mà phun ầm ầm như phong trào là không cần thiết, gây ô nhiễm không khí và lãng phí nguồn lực cho những nơi đáng ra cần sử dụng hoá chất chống dịch”, chuyên gia Thịnh nói.

Trả lời câu hỏi về việc phun khử khuẩn tràn lan có gây tốn kém? PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, sức khoẻ con người là quan trọng, trong phòng chống dịch không nên nghĩ đến việc tốn kém, nhưng nên đầu tư vào vùng cần, những trường hợp biết là không có tác dụng thì không nên.

“Có hiện tượng nhiều nơi cũng lợi dụng việc phun thuốc để mời chào các đơn vị doanh nghiệp, nhà dân phun thuốc rồi thu phí, cứ một tuần phun lại một lần. Điều này gây tốn kém, không hiệu quả mà còn khiến tâm lý của những người nơi được phun mất cảnh giác...", chuyên gia cảnh báo. 

Bà Nguyễn Thị Mộng Ngọc, Giám đốc Sở Y tế Phú Yên:

Việc phun hóa chất khử khuẩn, phòng chống dịch bệnh COVID-19 ra môi trường đều đã được nghiên cứu, trước khi phun đơn vị y tế đã tính toán liều lượng sao cho vừa đủ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Những khuyến cáo của các chuyên gia đầu ngành cũng có những cơ sở khoa học riêng. Tuy nhiên, trước khi phun thì các đơn vị y tế cũng đã tính toán đến yếu tố ngược cho người dân nên chọn liều lượng làm sao cho đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất.

Có nhiều doanh nghiệp, khu dân cư đưa ra những đòi hỏi phun nhiều hòa chất quá mức cần thiết nhưng không phải vì thế mà chúng tôi đáp ứng theo yêu cầu mà tư vấn cho người dân, doanh nghiệp đó.

Ông Nguyễn Trong Diện, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh:

Theo quy định của ngành y tế, trong môi trường chỗ nào nghi ngờ có dịch bệnh là phải phun hóa chất, đây là "bắt buộc". Bởi đây là phương pháp duy nhất là khử khuẩn môi trường. Hóa chất này là chất được cả thế giới sử dụng.

Nhiều nước xuất hiện dịch COVID-19 cũng áp dụng khử khuẩn trên diện rộng để đảm bảo an toàn. Trước khi phun bao giờ cơ quan chức năng cũng thông báo, khuyến cáo cho người dân nên hạn chế đến khu vực phun trong vòng mấy tiếng đồng hồ để đảm bảo quá trình phun được diễn ra an toàn, đồng thời cũng là khoảng thời gian để hóa chất đó bay đi, không gây ảnh hưởng tới môi trường.

Hóa chất khử khuẩn chỉ có tác dụng trong vòng mấy tiếng đồng hồ sau khi được phun ra ngoài môi trường, sau đó hóa chất này bay đi nên hoàn toàn không có chuyện hóa chất ngấm vào trong đất, nước gây ra ung thư cho con người sau này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713882530 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713882530 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10