Phải chi còn rừng...

Diendandoanhnghiep.vn Huế, Quảng Trị chưa nguôi tang tóc, và mới đêm qua thôi, một làng thuộc Nam Trà My ở Quảng Nam bị đất đá vùi lấp. Tang thương bắt đầu bao phủ cả ngôi làng ở Nam Trà My.

Trong khi các lực lượng chức năng đang nổ lực tìm kiếm các nạn nhân bị sạt lở tại Nam Trà My thì tại huyện Phước Sơn tiếp tục sạt lở làm chết 3 người, 8 người mất tích.

Trong khi các lực lượng chức năng đang nổ lực tìm kiếm các nạn nhân bị sạt lở tại Nam Trà My thì tại huyện Phước Sơn tiếp tục sạt lở làm chết 3 người, 8 người mất tích.

Báo cáo của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam, thông tin ban đầu cho biết, một quả đồi ở xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã bị sạt lở, vùi lấp một ngôi làng có 11 hộ dân sinh sống, khoảng 45 người, 4 người may mắn thoát nạn. Ngoài ra, tại thôn 1, xã Trà Vân (Nam Trà My) có 8 người bị vùi lấp. Từ trung tâm xã vào hiện trường có ít nhất 3 điểm sạt lở, chưa thể tiếp cận. 

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Công an, Quân khu 5 họp khẩn tại Trụ sở Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam để bàn biện pháp cứu hộ cứu nạn vụ sạt lở tại xã Trà Leng.

Lực lượng địa phương cứu hộ gồm quân đội và công an và chia thành 2 cánh để triển khai tìm kiến 2 điểm sạt lở. Ngoài ra, Bộ GTVT hỗ trợ mọi phương tiện thiết bị cần thiết nhanh nhất (máy xúc máy ủi), Bộ Y tế phối hợp để cấp cứu, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường. Bộ Quốc phòng giao Quân khu 5 là lực lượng nòng cốt để ứng trực.

Nói về vấn đề sạt lở, như Phó thủ tưởng Trịnh Đình Dũng nói thì “bão vào chủ động ứng phó được nhưng sạt lở đất rất khó khăn, không chỉ Quảng Nam mà các địa phương khác đều như vậy”. Vậy thì, đến lúc các địa phương có nguy cơ sạt lở cao cũng bật chế độ cảnh giác cao độ vì nhiều khu rừng đã bị cạo trọc và “mưa dầm thối đất”.

Nhân đây xin nói chuyện thủy điện Trà Leng cùng với 3 thủy điện khác là Trà Linh 1; Tăk Lê; Nước Lah đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam thông qua năm 2017 với sự nhất trí tuyệt đối của 53/53 đại biểu có mặt đã thảo luận và thông qua.

Có điều, lúc đó không phải không ai có ý kiến. Bà Lê Thị Thủy, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã thẳng thắn chia sẻ rằng: “Việc đầu tư xây dựng thêm 4 thủy điện là không cần thiết, mới tính đến cái lợi trước mắt mà chưa tính đến vấn đề hệ lụy sâu xa là sự ảnh hưởng lớn đến môi trường, đời sống của người dân, gây mất đất sản xuất, mất rừng tự nhiên”. Còn ông Hồ Thanh Bá, nguyên Bí thư Huyện ủy Nam Trà My cũng đề nghị “tính toàn kỹ”. 

Bởi vì, hàng trăm ha rừng đã và sẽ bị phá cho 4 thủy điện này. Thực tế, 4 cái thủy điện nhỏ đã có tổng diện tích đất bị ảnh hưởng là 144 ha, mà diện tích rừng khá lớn, trong đó có cả 1 số đất rừng phòng hộ. Không biết mấy cái thủy điện này có phải là nguyên nhân trực tiếp của thảm họa này hay không, nhưng chắc chắn thảm họa gây ra từ nạn phá rừng.

Các lực lượng chức năng vừa giải phóng mặt bằng, vừa tìm kiếm cứu nạn.

Các lực lượng chức năng vừa giải phóng mặt bằng, vừa tìm kiếm cứu nạn.

Nhìn rộng vấn đề một chút, không phải chuyện mưa lũ, sạt lở đất ở Trà Leng, Rào Trăng… người ta mới nói đến chuyện phá rừng. Mà trước đó, nhiều địa phương vùng Tây Bắc, Tây Nguyên... cũng từng chịu cảnh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tương tự như thế. Hàng chục người chết, hàng trăm ngôi nhà và diện tích hoa màu, các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt bị vùi lấp, cuốn trôi; nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, khiến nhiều vùng dân cư bị cô lập.

Nói cách khác, không còn rừng nữa thì hàng năm bão lụt lũ quét, lũ ống, lốc xoáy, sạt lở núi liên tiếp xảy ra, sẽ tàn phá, lần lượt giết đồng bào vô tội, những cảnh màn trời chiếu đất, tang thương mất mát do thiên tai để lại và không lấy gì để bù đắp được. Những hậu quả tất yếu đã xảy ra! 

Tại sao chúng ta lại thấy xuất hiện những trận lũ lớn lịch sử hay sức tàn phá của những trận bão, trận lũ ngày càng ác liệt. Tốc độ nhanh hơn, mạnh hơn và khủng khiếp hơn. Câu trả lời nằm ở trong bụng dòng nước đục ngầu và hung hãn tràn về khi thảm sát nhiều lương dân vô tội kia, chứa rất nhiều gỗ.

Nghịch lý ở chỗ, hễ nói chuyện phá rừng thì chúng ta nói tới lâm tặc với những người cầm rìu, cầm búa. Nhưng lâm tặc thứ thiệt là những người đầy quyền hành, chỉ phẩy tay một cái là rừng bị cạo trọc tức thì! Nhiều vị có chức có quyền nói thẳng luôn: phá rừng toàn là… quân ta! Giữ rừng kiểu gì mà xe chở gỗ chạy rần rần qua trạm kiểm lâm huýt gió ngó lơ. 

Phải chăng, cái lợi từ rừng quá lớn kẻ cả điểm mặt đặt tên đấy, rồi nó cứ ù lì, không được giải quyết. Người ta không biết kết quả của việc tìm ra và ngăn chặn những kẻ phá rừng này sẽ đi đến đâu, nhưng có một điều có thể khẳng định đó là người dân sẽ chịu muôn vàn đau khổ khi các rừng đầu nguồn bị cạo trọc hết như thực trạng hiện nay.

Để rồi, hệ lụy tất yếu là sự cuồng nộ ngày càng tăng của thiên nhiên, với lũ ống, lũ quét, bão, lốc, hạn hán, sạt lở đất. Để rồi, mỗi khi những trận “đại hồng thủy” kinh hoàng như thế xuất hiện, người ta lại càng thấm thía: Phải chi còn rừng! 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phải chi còn rừng... tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713569512 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713569512 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10