Phải phát triển bền vững “kiềng ba chân”!

Diendandoanhnghiep.vn Một chính sách phát triển đúng đắn là chính sách làm cho các yếu tố cấu thành văn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người.

Văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển, bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo là “cần tập trung phát triển kinh tế nhưng không thể bỏ quên các vấn đề xã hội bức bối. Đó là vấn đề cần suy nghĩ, có biện pháp mạnh mẽ hơn, không để những vấn đề này trở thành vấn đề xã hội lớn”.

Phải nói rằng, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng luôn là vấn đề bức thiết trong quá trình phát triển của đất nước ở mỗi giai đoạn, thời kỳ khác nhau. Các vấn đề kinh tế - xã hội – môi trường dường như phải tương hỗ nhau, thiếu đi một cái, lệch đi một cái nó sẽ không khác gì “kiềng ba chân” bị què quặt một chân vậy.

Nhìn rộng ra, đã có một số nước cho rằng: Chỉ cần tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng cơ chế kinh tế thị trường cùng với việc phát triển sử dụng khoa học công nghệ cao là có sự phát triển. Sau một thời gian thực hiện kết quả cho thấy, các quốc gia đó đạt được một số mục tiêu về tăng trưởng kinh tế nhưng đã vấp phải sự xung đột gay gắt trong xã hội, sự suy thoái về đạo đức, văn hóa ngày càng tăng.

Từ đó, kéo theo kinh tế phát triển chậm lại, mất ổn định xã hội tăng lên và cuối cùng là sự phá sản của các kế hoạch phát triển kinh tế, đất nước rơi vào tình trạng suy thoái, không phát triển được. Đây là quan niệm phát triển nhanh bằng cách hy sinh các giá trị văn hóa – xã hội cho sự phát triển.

Không thể không thừa nhận quá trình đó cũng đã và đang đặt tất cả các nước trước một loạt vấn đề toàn cầu nóng bỏng, tác động và đe dọa trực tiếp đến triển vọng phát triển của nhân loại, như xu hướng gia tăng bất bình đẳng xã hội và chênh lệch giàu nghèo, vấn đề cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường sinh thái, vấn đề an ninh toàn cầu, nguy cơ suy thoái văn hoá… Đó là những hệ quả nghiêm trọng của quan niệm cũ về sự phát triển - phát triển ngắn hạn, đồng nhất phát triển với tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, trở lại với hiện thực nước nhà, những mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội đang có dấu hiệu biểu hiện gay gắt. Bên cạnh những kết quả tích cực về tăng trưởng kinh tế, thì vẫn còn đó những vấn đề xã hội nhức nhối.

Chính Thủ tướng dẫn giải: Trong thời gian qua nổi lên nhiều vấn đề, vụ việc xã hội nổi cộm, thu hút sự quan tâm của dư luận, của nhân dân như vụ việc ở chùa Ba Vàng, tình trạng bạo lực học đường với một số vụ việc như vụ học sinh cấp II hành hung bạn ở Hưng Yên, vụ việc xảy ra tại trường học ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Sóc Trăng, Nghệ An…

Rồi, tình trạng buôn bán ma túy với số lượng lớn tới hàng trăm kg, trong đó 3 vụ vừa triệt phá tổng cộng tới hơn 1 tấn; hay dịch bệnh trên người và gia súc lây lan ra nhiều địa phương; Tình trạng bạo lực học đường, bạo lực trong học sinh không chỉ diễn ra ở Hưng Yên mà còn ở không ít các địa phương khác...

Đó là vấn đề đáng báo động mà chúng ta cần phải nghiêm túc nhìn nhận. Dư luận cảm thấy vui mừng khi ngay sau tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, một động thái mới nhất là cơ quan chức năng vào cuộc bắt Ngô Bá Khá (Khá Bảnh) – một hiện tượng “giang hồ mạng”, khi mọi hành vi, lối sống của đối tượng này có biểu hiện lệch chuẩn văn hóa, nhưng lại thu hút khá đông giới trẻ theo dõi, “a-dua” theo…

Điều này đồng nghĩa với việc, Nhà nước cần chủ động xây dựng và thực hiện những chính sách hướng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển. Việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội sẽ tạo nên sự ổn định trong đời sống xã hội - yếu tố đặc biệt quan trọng để phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên, việc giải quyết các vấn đề xã hội không thể chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, đó còn là trách nhiệm của mọi người, của toàn xã hội.

Đáng chú ý, một chính sách phát triển đúng đắn là chính sách làm cho các yếu tố cấu thành văn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người: Văn hóa trong sản xuất, văn hóa trong quản lý, văn hóa trong lối sống, văn hóa trong giao tiếp, văn hóa trong sinh hoạt gia đình, ngoài xã hội, văn hóa trong giao lưu và hợp tác quốc tế…

Nói cách khác, văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển, bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền. Khi hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên hiện thực bấy nhiêu.

Chính vì vậy mới nói, sự phát triển của một quốc gia không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển khoa học – kỹ thuật và công nghệ mà còn phụ thuộc vào chất lượng cuộc sống, vào sự giàu có cả vật chất và tinh thần. Tức là, đất nước muốn phát triển, phải phát triển đồng đều và bền vững “kiềng ba chân”: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phải phát triển bền vững “kiềng ba chân”! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713608408 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713608408 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10