Phải thống nhất mô hình chống dịch

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia cho rằng cần thống nhất qua mô hình chống dịch, trong đó làm rõ nội hàm thế nào là sống chung với COVID-19, không để mỗi nơi hiểu một cách khác nhau.

Kết quả điều tra khảo sát mới nhất do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện tháng 9/2021 trên gần 3.000 doanh nghiệp cho thấy: Có tới 93,9% doanh nghiệp cho biết tác động của dịch ở mức độ "hoàn toàn tiêu cực" và "phần lớn là tiêu cực", tăng so với con số 87,2% của khảo sát năm 2020.

trung bình một tháng, Việt Nam có 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Trung bình một tháng, Việt Nam có 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Nhìn nhận về tình hình doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIACC) cũng đánh giá, trong số các doanh nghiệp đang hoạt động thì phần lớn đang trong tình trạng kiệt quệ, chết lâm sàng, phần lớn các doanh nghiệp cho biết không thể trụ được thêm từ 3-6 tháng tới nếu tình hình không được cải thiện.

Được biết, trong hội nghị Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ngày 26/9 vừa qua, Chủ tịch VIAC đã kiến nghị với Thủ tướng cần kiên định mục tiêu mở cửa nền kinh tế.

Ông cũng đề nghị Ban chỉ đạo Quốc gia ngay trong tuần này phải ban hành tài liệu hướng dẫn thích ứng sống chung an toàn với COVID-19 (cuốn cẩm nang - PV) để thống nhất được kịch bản khung khổ hành xử của các cấp chính quyền và người dân, doanh nghiệp.

Điều này nhằm tránh tình trạng “lúc đóng lúc mở, lúc siết lúc buông, trên nói một đằng dưới làm một nẻo, tỉnh A thông đường, tỉnh B rào chắn, huyện bảo doanh nghiệp được vận hành bình thường, xã lại bảo người lao động ai ở đâu yên đó, ngăn sông cấm chợ vô lối làm khó cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chết oan vì điều đó”.

TS Vũ Tiến Lộc nói và nhấn mạnh: "Cuốn cẩm nang là vô cùng quan trọng, rất tiếc cho đến thời điểm này thì vẫn chưa được thông qua. Tôi rất mong các địa phương và các bộ ngành sẽ góp ý tích cực cho cuốn cẩm nang này để có thể có khung mở cửa chủ động cho thời gian tới, thay cho các chỉ thị 15, 16...".

Thông tin thêm về bối cảnh trong và ngoài nước lúc này, ông Lộc cho biết hiện nay nền kinh tế thế giới, chính là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đang trong quá trình hồi phục, nối lại các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Với tình hình như hiện nay, Việt Nam có nguy cơ lỡ nhịp trong tiến trình nối lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Những tháng qua, đã có 20-30% các đơn hàng lớn đã chuyển đi các quốc gia khác. Hiện các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang do dự.

Các doanh nghiệp và nền kinh tế của nước ta đang sức cùng lực kiệt... Tôi nghĩ áp lực lúc này là mở cửa hay là chết. Ba tháng cuối năm, 100 ngày tới sẽ là thời gian vàng và sẽ là thách thức sinh tử đối với nền kinh tế Việt Nam”, ông Lộc nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phải thống nhất mô hình chống dịch tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713922473 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713922473 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10