Phấn đấu một Việt Nam 2045 thịnh vượng: Vẫn còn gian nan!

Diendandoanhnghiep.vn Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mới chỉ đạt trung bình 6,3%, trong khi muốn sớm bắt kịp các nước phát triển thì phải đạt tăng trưởng 2 con số.

Năm 2045 là một cột mốc lớn lao của Việt Nam - kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do vậy, Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần 3 đã đặt ra câu hỏi: Chúng ta phải làm gì để đạt được khát vọng thịnh vượng?

Tri thức và đổi mới sáng tạo

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc”. Vì vậy, trong suốt chặng đường dài phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã luôn quan tâm tới việc phát triển đội ngũ trí thức trẻ, thu hút trí thức trẻ người Việt ở năm châu về đóng góp cho đất nước. 

Thông tin tại Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần 3, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên cho biết, Trung ương Đảng có hẳn một Nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đó là Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 6/8/2008, cùng với những quan điểm, chủ trương chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức trẻ trong nước.

 

 Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên trao đổi trực tiếp với các tri thức trẻ của Diễn đàn.

Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên trao đổi trực tiếp với các tri thức trẻ của Diễn đàn.

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật thu hút người Việt Nam ở nước ngoài. Điều này cho thấy Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao sự đóng góp của các trí thức trẻ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

"Mỗi trí thức trẻ là một phần hình ảnh đại diện cho Việt Nam, cho thương hiệu trí thức trẻ Việt Nam năng động, sáng tạo, hòa nhập và nghĩa tình. Những năm gần đây Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu, tuy nhiên cần có một khát vọng lớn hơn, đó là phải tìm một vị thế lớn trên thế giới" - Bí thư Thành ủy TP HCM nói.

Theo Bí thư Thành ủy TPHCM, thế giới ngày nay là thế giới của tri thức và đổi mới sáng tạo. Mỗi trí thức trẻ chính là một phần đại diện cho Việt Nam trong môi trường hợp tác và hội nhập quốc tế. Trí thức người Việt ở bất cứ nơi đâu cũng nằm trong khối thống nhất trí thức của Việt Nam. Để mỗi người đều có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước từ bất cứ nơi đâu, làm các cầu nối tri thức quốc tế cho Việt Nam, cũng như cho TP HCM.

Những năm gần đây Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu, chúng ta phải tiếp tục phát triển vấn đề này. Tuy nhiên, chúng ta cần có một khát vọng lớn hơn để tìm một vị thế trên thế giới. Đó sẽ là động lực thúc đẩy hằng ngày, hằng giờ để mỗi trí thức trẻ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau đã và đang không mệt mỏi cống hiến, tận dụng mọi cơ hội vượt qua thử thách, vượt qua chính mình để đạt được những thành công như chúng ta mong muốn”, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên gửi gắm kỳ vọng vào các trí thứ trẻ.

Khát vọng "Việt Nam 2045"

Chia sẻ với các tri thức trẻ về khát vọng "Việt Nam 2045", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng - người khởi xướng Mạng lưới sáng tạo đổi mới Việt Nam năm 2018  cho biết, hiện nay tốc độ gia tăng tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang thuộc mức cao, đứng thứ hai thế giới; Việt Nam đang trong giai đoạn đất nước đang phát triển nhưng thu nhập của người dân vẫn ở mức trung bình.

Mỗi trí thức trẻ là một phần hình ảnh đại diện cho Việt Nam, cho thương hiệu trí thức trẻ Việt Nam năng động, sáng tạo, hòa nhập và nghĩa tình.

Mỗi trí thức trẻ là một phần hình ảnh đại diện cho Việt Nam, cho thương hiệu trí thức trẻ Việt Nam năng động, sáng tạo, hòa nhập và nghĩa tình.

Theo người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, "là tiềm lực quý giá mà nhiều nước thèm muốn, kể cả Singapore". Nhưng năm 2030 Việt Nam sẽ bắt đầu chuyển sang thời kỳ già hóa, nếu chưa khai thác được nguồn lực con người thì sẽ tiếp tục phải đối mặt với thách thức già hóa dân số. Mặc dù còn nhiều thách thức, song, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội vàng để Việt Nam tận dụng và bứt phá để tăng trưởng nhanh, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển.

Đề cập đến khái niệm Well-being khi nói về Việt Nam 2045, TS Đoàn Quang Huy (Đại học Thái Nguyên) cho biết, Well-being dịch ra tiếng Việt là hạnh phúc nhưng không chỉ là hạnh phúc đơn thuần mà là tổng thể sức khỏe, sự hài lòng trong cuộc sống và sự thịnh vượng. Well-being phản ánh sự hạnh phúc cả về mặt chất và mặt lượng. Nó gồm hai thành tố hạnh phúc khách quan - phản ánh các điều kiện sống đều được đảm bảo và hạnh phúc chủ quan - sự hài lòng của người dân.

Theo TS Đoàn Quang Huy, để đạt được hạnh phúc chủ quan, trước hết phải đạt được hạnh phúc khách quan. Hay nói cách khác, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân là nền tảng quan trọng để hướng tới Việt Nam 2045 phát triển thịnh vượng. Tuy nhiên, ông Huy cũng cho rằng, để phấn đấu một Việt Nam 2045 thịnh vượng vẫn còn rất gian nan, bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mới chỉ đạt trung bình 6,3%, trong khi muốn sớm bắt kịp các nước phát triển thì phải đạt tăng trưởng 2 con số.

Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, năng suất lao động của người dân cũng thấp. Tình trạng bất bình đẳng còn nặng nề, khoảng cách thu nhập giữa nhóm nghèo nhất và giàu nhất ngày càng tăng... Đặc biệt, khi nhắc đến chỉ số đổi mới sáng tạo - được xem là động lực quan trọng để phát triển nền kinh tế thì Việt Nam lại đang luẩn quẩn phía sau ở rất nhiều tiêu chí cốt lõi... Do đó, TS Đoàn Quang Huy cho rằng, con đường đưa Việt Nam đến thịnh vượng vào năm 2045 vẫn còn rất gian nan.

Ở một góc độ khác, ông Hoàng Anh Đức - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục EdLab Asia cho rằng, chúng ta là những người trẻ không chỉ quan tâm phát triển nhanh mà còn là phát triển bền vững, giữ được bản sắc. Theo đó, ông Đức cho rằng, yếu tố văn hóa, yếu tố con người rất quan trọng. "Bên cạnh an ninh tài chính, an ninh tài nguyên thì an ninh văn hóa không chỉ định hướng quốc gia phát triển đúng mà còn phát triển có bản sắc riêng so với các nước khác, là sức mạnh nội sinh xây dựng sự đoàn kết để từ đó cùng nhau phát triển đất nước" - anh Đức nói.

Trong khi đó, Nghiên cứu sinh (NCS) Trần Ngô Đức Thọ (ĐH Texas A&M, Hoa Kỳ) lại nhìn nhận, để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển Việt Nam năm 2045, công tác quy hoạch cần được ưu tiên thực hiện một cách bài bản, khoa học và theo hướng tích hợp, nhất là khi gần đây Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật quy hoạch vào năm 2017. Ông Thọ giải thích các yếu tố quan trọng khi làm quy hoạch, các đặc điểm của một quy hoạch tốt, và những kinh nghiệm quý báu mà Việt Nam có thể học tập để xây dựng cách tiếp cận phù hợp nhất cho con đường phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phấn đấu một Việt Nam 2045 thịnh vượng: Vẫn còn gian nan! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713439942 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713439942 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10