Phân phối xăng dầu, “sân chơi” của số ít “ông lớn”

Lê Sáng 13/05/2019 11:30

Ngành phân phối xăng dầu tại Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng nhưng hiện đang chứng kiến sự “thống lĩnh” của số ít “ông lớn” với việc 2 doanh nghiệp lớn nhất đang chiếm tới 70% thị phần.

Nghị định 08/2018-NĐ-CP đã gỡ bỏ đáng kể những rào cản lớn đối với các doanh nghiệp muốn tham gia thị trường phân phối xăng dầu như bỏ Quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu, bỏ điều kiện sản xuất xăng dầu... tuy nhiên, đến nay, thực tế thị trường phân phối xăng dầu vẫn chỉ là “sân chơi” của số ít “ông lớn” như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), TCT Dầu Việt Nam (OIL), TCT Thương mại XNK Thanh Lễ (TLP)…

Phân phối xăng dầu vẫn đang là sân chơi của số ít

Thị trường phân phối xăng dầu vẫn chỉ là “sân chơi” của số ít “ông lớn” như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), TCT Dầu Việt Nam (OIL); TCT Thương mại XNK Thanh Lễ (TLP);…

Còn nhiều yếu tố độc quyền

Là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị ngành dầu khí, lĩnh vực phân phối và tiếp thị xăng dầu hiện được đánh giá vẫn còn nhiều yếu tố độc quyền.

Từ năm 2018, Việt Nam đã chuyển từ nước xuất khẩu sang nhập khẩu dầu thôi với 607 triệu USD và tổng mức tiêu thụ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu trong năm 2018 đạt 8.4 tỷ USD, tăng 62% so với cùng kỳ và tăng 51% so với trung bình giai đoạn các năm từ 2014-2018. 

Quy mô thị trường xăng dầu Việt Nam tăng mạnh qua các năm

Quy mô thị trường xăng dầu Việt Nam tăng mạnh qua các năm

Tuy có sự tăng trưởng liên tục về quy mô như vậy nhưng hiện chỉ riêng 2 doanh nghiệp lớn nhất là PLX và OIL đã chiếm đến 70% thị phần. Trong mảng cung cấp nhiên liệu bay (Jet A1), theo số liệu tổng hợp hiện cũng chỉ có 2 đơn vị cung cấp là Skypec và Petrolimex Aviation (PA). Trong đó Skypec là đơn vị thuộc sở hữu 100% của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và PA thì Petrolimex hiện chiến đên 59% cổ phần.

Mảng cung cấp nhiên liệu Hàng không hiện chỉ có 2

Mảng cung cấp nhiên liệu Hàng không hiện chỉ có 2 "ông lớn" chia nhau.

Hiện nay, theo quy định, Việt Nam chưa chấp thuận đầu tư trược tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực phân phối xăng dầu và nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đầu tư vào nhà máy lọc dầu và sau đó phân phối sản phẩm do nhà máy sản xuất ra.

Hiện mới chỉ có 2 đơn vị nước ngoài được phép phân phối sản phẩm xăng dầu là sản phẩm từ các nhà máy do các doanh nghiệp này tham gia đầu tư.

Hiện đã có một số đơn vị nước ngoài được phép phân phối sản phẩm xăng dầu là sản phẩm từ các nhà máy do các doanh nghiệp này tham gia đầu tư.

Như vậy với các yêu cầu về điều kiện xuất nhập khẩu xăng dầu như phải có cầu cảng chuyên dụng tiếp nhận được phương tiện có trọng tải từ 7.000 tấn trở lên, có kho tiếp nhận xăng dầu từ 15.000m3 trở lên,… thì không phải doanh nghiệp tư nhân nào trong nước cũng có sẵn nguồn lực để tham gia lĩnh vực này.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp vận tải

    Doanh nghiệp vận tải "choáng" vì giá xăng dầu tăng liên lục

    12:07, 04/05/2019

  • Chuyên gia chỉ ra doanh nghiệp xăng dầu

    Chuyên gia chỉ ra doanh nghiệp xăng dầu "móc túi" người tiêu dùng

    16:15, 10/05/2019

  • Quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa bao giờ… yên ổn

    Quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa bao giờ… yên ổn

    11:00, 03/05/2019

  • Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu xăng dầu trong tháng 4

    Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu xăng dầu trong tháng 4

    00:49, 28/04/2019

Tiềm năng thị trường còn rất lớn

Theo các số liệu báo cáo chính thức thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của thị trường Việt Nam còn rất lớn xuất phát từ việc thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh trong khi mức tiêu thụ dầu tính theo lít/người/ngày còn thấp.

Bình quân mức tiêu thụ xăng dầu trên đầu người của Việt Nam còn thấp so với khu vực

Bình quân mức tiêu thụ xăng dầu trên đầu người của Việt Nam còn thấp so với khu vực

Đặc biệt, việc lượng xe ô tô lưu hành tăng nhanh cũng sẽ dẫn đến sự gia tăng của nhu cầu xăng dầu. Cụ thể, tổng xe ô tô lưu hành bình quân hiện tăng khoảng 17%/năm và mức tăng cao nhất ghi nhận là xe ô tô con (từ 9 chỗ trở xuống) ở mức 19%/năm, tăng gần gấp đôi từ mức bình quân 1 xe/100 dân (2014) lên xấp xỉ 2 xe/100 dân (2018).

Lượng xe ô tô tăng nhanh và đều qua các năm dẫn đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng theo

Lượng xe ô tô tăng nhanh và đều qua các năm sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng theo

Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, các lĩnh vực du lịch, dịch vụ tăng trưởng tốt cũng thúc đẩy nhu cầu logistics, vận chuyển, di chuyển tăng lên kéo theo đó là nhu cầu về xăng dầu ngày càng tăng.

Dù chưa được trực tiếp đầu tư vào lĩnh vực phân phối xăng dầu nhưng về nguyên tắc doanh nghiệp FDI hiện đã có thể sở hữu đến 49% cổ phần của các doanh nghiệp xăng dầu trong nước.

Với tiềm năng thị trường rất lớn của lĩnh vực phân phối xăng dầu cộng với việc “cởi trói” nhiều quy định, điều kiện kinh doanh liên quan của nhà nước như tại Nghị định 08/2018-NĐ-CP, trong thời gian tới thị trường phân phối xăng dầu hứa hẹn sẽ có sự góp mặt của những doanh nghiệp mới nhằm từng bước tạo ra một thị trường cạnh tranh cho lĩnh vực này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phân phối xăng dầu, “sân chơi” của số ít “ông lớn”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO