Phát triển kết cấu tầng giao thông trong không gian vùng kinh tế Bắc Trung Bộ

Diendandoanhnghiep.vn Tập trung hoàn thành các đoạn cao tốc trong vùng: Ninh Bình – Thanh Hóa, Thanh Hóa – Vũng Áng, Vũng Áng – Bùng, Bùng – Vạn Ninh, Vạn Ninh – Cam Lộ.

Khu vực Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, là cầu nối giữa các Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc với miền Trung cũng như miền Nam. Khu vực có chiều dài đường biên giới đất liền khoảng 1.251,84 km và chiều dài đường bờ biển khoảng 632,04 km, có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng , trong đó có vai trò phát triển kinh tế biển.

Ông Vũ Hoàng Giang - Viện Chiến lược Phát triển GTVT

Ông Vũ Hoàng Giang - Viện Chiến lược Phát triển GTVT phát biểu tại Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ" .

Cùng với các Vùng kinh tế và khu vực khác trong cả nước, GTVT của khu vực Bắc Trung Bộ trong thời gian qua, được Chính phủ quan tâm định hướng phát triển một cách đồng bộ và hệ thống bằng việc phê duyệt các Chiến lược, Quy hoạch phát triển GTVT, trong đó có các nhiệm vụ cụ thể phát triển GTVT của vùng và các tỉnh trong khu vực đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Đây là các căn cứ quan trọng để định hướng cho công tác đầu tư, phát triển giao thông quốc gia và địa phương một cách đồng bộ và thống nhất.

Trong triển khai thực hiện, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của khu vực. Đến nay đã cơ bản hình thành mạng lưới hạ tầng giao thông tương đối đồng bộ với đầy đủ các phương thức vận tải:

Về đường bộ (hệ thống quốc lộ): có 39 quốc lộ (trên 5.814 km, chiếm khoảng 23,64% so với toàn quốc), trong đó 2 trục dọc chính là QL1 và đường Hồ Chí Minh; 9 trục ngang chính (QL217, 47, 45, 7, 46, 8, 12A-B, 9, 49), ngoài ra có hệ thống đường ven biển và đường trục dọc phía Tây giáp viên giới Việt Nam với Lào (QL16).

Về đường biển: khu vực có 6 cảng biển (các tỉnh trong vùng đều có cảng biển,: trong đó có 4 cảng loại I (Nghi Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, TT. Huế), 2 cảng loại II (Quảng Bình, Quảng Trị).

Về đường sắt: tuyến đường sắt Bắc - Nam qua vùng dài khoảng 624,2 km (chiếm khoảng 36,16% chiều dài toàn mạng).

Về hàng không: toàn Vùng có 4 CHK, sân bay, trong đó có 1 CHK quốc tế (Phú Bài) và 3 CHK nội địa, sân bay (Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới).

Về đường thủy nội địa: hệ thống sông có chung đặc điểm là không lớn, không liên kết thành mạng, độ dốc cao, ngắn, chảy từ Tây sang Đông, có một số sông khai thác vận tải chính như các sông Lèn, Mã (Thanh Hóa), sông Lam (Nghệ An, Hà Tĩnh), sông Gianh, Nhật Lệ (Quảng Bình), Thạch Hãn (Quảng Trị), Hương (TT. Huế); hệ thống cảng, bến sông hạn chế, đa số khai thác tự nhiên. Khả năng phát triển vận tải thủy nội địa thấp.

- Giao thông địa phương: ngày một tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển KT-XH hiệu quả, góp phần cho công tác xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.

Hiện trạng kết nối kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng kết nối vùng Bắc Trung Bộ (kết nối giữa các tỉnh trong vùng):

Việc kết nối hạ tầng giao thông của khu vực được hình thành thông qua 2 trục dọc chủ yếu là QL1, đường Hồ Chí Minh và 9 trục ngang chính gồm các quốc lộ 217, 47, 45, 7, 46, 8, 12A-B, 9, 49, cùng với mạng lưới đường địa phương hình thành mạng lưới tương đối hoàn chỉnh. Vận tải đường bộ vẫn đóng vai trò quan trọng, đảm nhận hàng hóa và hành khách, các phương thực vận tải đường biển, đường sắt, đường thủy nội địa còn hạn chế.

Kết nối kết cấu hạ tầng với cả nước và quốc tế (kết nối liên vùng và quốc tế):

Về hành lang: trong vùng có 2 hành lang đối ngoại chính là hàng lang đường 8 (Vình – QL8 – CK Cầu Treo – Viêng Chăn (Lào) và hành lang đường 9 (Đà Nẵng – Huế - Quảng Trí – QL1 – QL9 – CK Lao Bảo – Xavanakhet (Lào), trong đó hành lang đường 9 thuộc hành lang kinh tế Đông – Tây kết nối với các quốc gia Lào, Thái Lan và Myanma.

Về kết nối mạng lưới đường bộ của khu vực với mạng lưới đường bộ quốc gia: hệ thống quốc lộ (trục dọc, ngang) và hệ thống đường bộ tại các địa phương trong vùng cơ bản đã hình thành được một mạng liên kết hiệu quả, tuy nhiên còn một số đoạn tuyến có quy mô thấp, chất lượng còn hạn chế chưa tương xứng với vị trí vai trò của tuyến, đặc biệt là các tuyến xuyên Á, ASEAN như QL8, QL12, QL49...

Khả năng kết nối đường bộ vào các cảng biển đã hình thành, cơ bản thuận lợi.

Về kết nối đường sắt vào các cảng biển và các khu kinh tế trong khu vực hiện nay chưa có, dẫn đến khả năng rút hàng tại cảng và các khu kinh tế còn nhiều bất cập. Kết nối giữa vận tải đường bộ với đường sắt còn hạn chế, công nghệ xếp dỡ hàng hóa lạc hậu, khả năng luân chuyển hàng hóa thấp, kém sức cạnh tranh.

Kết nối đường bộ với các CHK chủ yếu đảm nhận phục vụ vận tải hành khách, cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

Hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa liên tỉnh đường bộ chiếm ưu thế so với các phương thức vận tải khác. Vận tải hàng hóa đường biển chuyển tiếp qua các cảng biển chính khu vực miền Trung (Vũng Áng, Huế) phục vụ tuyến từ Hồng Kông, Trung Quốc, châu Âu kết nối với các nước trong khu vực như: Lào, Campuchia, Đông Bắc Thái Lan. Vận tải hành khách đường bộ của khu vực được hỗ trợ bởi vận tải hàng không qua các cảng hàng không.

Hệ thống hạ tầng và dịch vụ trung chuyển hàng hóa và hành khách giữa các phương thức vận tải như kho bãi, cảng cạn (ICD), trung tâm hậu cần logistic tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ chưa được chú trọng đầu tư.

Diễn đàn

Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ" thu hút sự tham gia nhiều của lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, các chuyên gia và doanh nghiệp

Để phát huy hơn nữa lợi thế của khu vực, đặc biệt là kết nối giữa các doanh nghiệp trong cộng đồng kinh tế vùng, giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm gia tăng sức ảnh hưởng và hướng đến tính hiệu quả lan tỏa đầu tư của vùng, được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ" ngày 18/10/2019, tại tầng 7, trụ sở VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, ban tổ chức đã Trao Bằng khen của Chủ tịch VCCI cho các Doanh nghiệp tiêu biểu có đóng góp cho sự phát triển kinh tế Vùng Bắc Trung Bộ.

Những tồn tại và hạn chế

Tỷ lệ đảm nhận thị phần của các phương thức vận tải chưa hợp lý chủ yếu do đường bộ, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của từng phương thức vận tải.

Năng lực khai thác của một số công trình hạn chế như đường bộ còn một số đoạn tuyến quy mô thấp, chất lượng xấu, một số bến cảng biển đã vượt công suất (bến Chân Mây vượt 168% công xuất), đường sắt quy mô, công nghệ lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu vận chuyển nhanh, còn nhiều cấu đường sắt hạn chế tải trọng, các cảng hàng không đều vượt công suất thiết kế hiện tại (Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), đường thủy nội địa chỉ khai thác được ở các cung đoạn ngắn.

Khả năng liên kết giữa các phương thức vận tải còn chưa cao, tổ chức vận tải trong khu vực chủ yếu còn ở dạng đơn phương thức. Vận tải đa phương thức chưa phát triển, chất lượng dịch vụ vận tải còn nhiều hạn chế, tai nạn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp.

Kết nối về hạ tầng giao thông còn yếu: đường bộ vẫn là phương thức vận tải chính của khu vực đối với cả hàng hóa và hành khách, đồng thời đảm nhận kết nối trực tiếp tất cả các phương thức vận tải, chưa có kết nối với đường biển cũng như chưa kết nối đến các khu công nghiệp.

Hệ thống hạ tầng phục vụ kết nối giữa các phương thức vận tải như cảng cạn, trung tâm logistics, kho bãi hàng hóa, hầu như chưa có dẫn đến việc kết nối giữa các phương thức vận tải còn hạn chế.

Việc khai thác thế mạnh tiềm năng về biển, kết nối và khai thác dịch vụ cho các nước như Lào, Thái Lan, Campuchia chưa hiệu quả.

Định hướng kết nối hạ tầng GTVT

Trên cơ sở quan điểm kết nối GTVT chung của vùng miền Trung, kết nối GTVT cùng vùng Bắc Trung Bộ với các quan điểm, mục tiêu chính như sau:

Quan điểm

Kết nối giao thông vận tải cùng Bắc Trung Bộ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng, cả nước, chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải quốc gia, vùng và các địa phương trong vùng; đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Kết nối giao thông vận tải vùng gắn với đặc điểm địa lý của vùng, đảm bảo giao thông thuận lợi quốc tế, liên vùng và liên tỉnh, đảm bảo phát huy hiệu quả năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có và kết nối đồng bộ giữa các phương thức vận tải, nâng cao hiệu quả toàn mạng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Kết nối giao thông vận tải có tính đến ứng phó tác động tiêu cực của môi trường, chủ động ứng phó hiệu quả đối với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Tập trung giải quyết các ‘‘điểm nghẽn’’ về kết nối mạng giao thông, ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm, mang tính đột phá, đóng vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương.

Chú trọng phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic để hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động lưu thông hàng hóa và xuất nhập khẩu của toàn vùng.

Mục tiêu kết nối

Tăng cường kết nối giữa hệ thống giao thông của vùng với hệ thống giao thông cả nước và quốc tế nhằm giảm chi phí vận tải, phát huy hiệu quả các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư, đặc biệt là các dự án có tính chất động lực, tác động lan tỏa của khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh.

Đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý đảm bảo an toàn, tiện lợi; phát triển vận tải công cộng khối lượng lớn, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong khai thác vận tải. Tăng thị phần hàng hóa, hành khách đường sắt, đường biển và hàng không, giảm thị phần vận tải đường bộ.

Hình thành mạng lưới cao tốc khu vực miền Trung theo quy hoạch, xây dựng các nút giao kết nối giữa các cao tốc và các khu kinh tế động lực của địa phương, các cảng biển.

Nâng cấp, mở rộng, cải tạo các tuyến trục ngang chính vừa mang tính kết nối quốc tế, kết nối vùng và kết nối liên tỉnh.

Nối thông các quốc lộ còn bị gián đoạn, triển khai xây dựng thêm một số tuyến liên tỉnh tại các khu vực kết nối hạn chế, phải đi đường vòng, mật độ liên thông thấp.

Xây dựng, cải tạo các cầu đường bộ, cầu đường sắt hạn chế tải trọng, cầu, hầm không đồng bộ quy mô của đường, các cầu có tĩnh không hạn chế trên hệ thống đường thủy nội địa của vùng.

Xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển, tăng cường đầu tư, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường bộ kết nối vào các cảng biển, cảng đường thủy nội địa.

Nâng cấp các cảng hàng không theo quy hoạch, đảm bảo nâng cao năng lực công suất; nâng cấp, cải tạo hệ thống đường sắt hiện có, nghiên cứu một số tuyến đường sắt mới có tính kết nối vùng.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống các cảng cạn ICD và phát triển các trung tâm Logistics trong vùng.

Giải pháp chủ yếu kết nối hạ tầng giao thông

Để thực hiện đầu tư xây dựng KCHT giao thông, tăng cường kết nối, giải quyết các điểm nghẽn trong vùng, đề xuất một số giải pháp chính sau:

Giải pháp, chính sách phát triển KCHT GTVT

Thực hiện công tác rà soát, điều chỉnh lại các quy hoạch GTVT đã ban hành, đảm bảo quy hoạch phát triển GTVT phải đồng bộ với các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng; Chiến lược phát triển GTVT Quốc gia và các quy hoạch chuyên ngành GTVT.

Tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong Vùng, giữa các ngành, đề xuất các chính sách phù hợp với đặc thù của Vùng trong triển khai đầu tư KCHT GTVT đồng bộ và đạt hiệu quả, đề xuất nghiên cứu mô hình quản lý và điều phối phát triển Vùng của các Bộ, ngành và địa phương.

Khai thác triệt để năng lực kết cấu hạ tầng hiện có; chú trọng công tác bảo trì; tập trung đầu tư đồng bộ các công trình quan trọng bức thiết có vai trò động lực phát triển kinh tế; chú trọng phát triển giao thông địa phương đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nông thôn mới.

Tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông tăng khả năng liên kết vùng, liên kết giữa các phương thức vận tải.

Nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ phù hợp với tiêu chuẩn đường bộ ASEAN để đảm bảo sự kết nối và hội nhập quốc tế.

Tăng cường phối hợp giữa Trung ương và địa phương, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và triển khai thi công đảm bảo đúng tiến độ.

Giải pháp, chính sách phát triển vận tải

Đẩy mạnh tái cơ cấu thị phần vận tải, ưu tiên đầu tư cho các phương thức vận tải khối lượng lớn như đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường thuỷ nội địa, đường biển nhằm giảm áp lực cho đường bộ.

Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ vận tải; đổi mới phương tiện, công nghệ, trang thiết bị dịch vụ vận tải, ưu tiên phát triển vận tải container, đa phương thức, dịch vụ logistics để điều tiết hợp lý giữa các phương thức vận tải.

Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, hiện đại hóa các phương tiện vận tải đường bộ và nâng cao chất lượng dịch vụ bảo đảm tiện nghi, an toàn và bảo vệ môi trường; thiết lập trung tâm điều hành vận tải ở các thành phố lớn đặc biệt là Tp. Đà Nẵng và trên đường cao tốc nhằm quản lý điều tiết giao thông vận tải; tăng cường công tác kiểm tra tải trọng xe.

Ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng tại đô thị, đặc biệt là vận tải khối lượng lớn.Đồng thời kiểm soát sự phát triển phương tiện cá nhân.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải biển và các dịch vụ Hàng hải, áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức; Đổi mới công nghệ xếp dỡ tại các đầu mối vận tải.

Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng không trên cơ sở tăng tần suất chuyến bay và bố trí giờ bay thích hợp; Kết nối giữa các chuyến bay để trung chuyển một cách hợp lý, nhanh chóng và tiện lợi.

Tổ chức hợp lý các đầu mối vận tải, đặc biệt tại khu vực thành phố Đà Nẵng, giảm thiểu lượng xe trung chuyển phải đi vào trung tâm thành phố, gây ách tắc giao thông.

Giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư phát triển KCHT GTVT

Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển KCHTGT và vận tải. Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thông vận tải dưới nhiều hình thức.

Tranh thủ các nguồn vốn ODA đầu tư các công trình KCHT GTVT trọng điểm, quy mô lớn, có tác dụng lan tỏa. Ưu tiên đầu tư phát triển KCHTGT trong Vùng đối với những công trình trong điểm, có tính chất đột phá, tạo ra liên kết Vùng. Ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn đối ứng các dự án ODA; bố trí đủ nguồn ngân sách để đầu tư một số công trình cấp bách, đặc biệt hệ thống cầu yếu và các công trình gia cố bền vững chống sạt lở, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước, đầu tư trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải; ưu tiên đầu tư phát triển những công trình có tính đột phá tạo liên kết vùng.

Tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các nước, các tổ chức tài chính quốc tế với các hình thức đa dạng.

Sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN và có tính chất ngân sách. Rà soát, sắp xếp bố trí vốn đảm bảo đúng mục tiêu, thời gian hoàn thành dự án theo quy định.

Sửa đổi bổ sung các quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền để tăng tính thương mại của các dự án giao thông và trách nhiệm đóng góp của người sử dụng, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư. 

Giải pháp tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ

Tiếp tục nghiên cứu áp dụng công nghệ mới trong xây dựng công trình ngầm, xử lý nền đất yếu, công trình cầu vượt sông lớn, mặt đường cấp cao; nghiên cứu sử dụng vật liệu mới trong xây dựng đường giao thông phù hợp điều kiện địa chất, thủy văn của Vùng.

Tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới trong lĩnh vực xây dựng, khai thác, quản lý và cung cấp dịch vụ vận tải, kho bãi, logistics.

Giải pháp nguồn nhân lực

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ theo dõi đầu tư xây dựng trong Vùng.

Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút nhân tài làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư, xây dựng và vận tải.

Thành lập các trung tâm điều hành vận tải hàng hóa, hành khách nhằm phát huy tối đa khả năng kết nối giữa các phương thức vận tải.

KIẾN NGHỊ

  • Kiến nghị Quốc hội và Chính phủ ưu tiên nguồn kinh phí cho đầu tư giải quyết các điểm nghẽn về kết nối giao thông của vùng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng đồng thời tạo cơ hội phát triển chuỗi đô thị ven biển trên cơ sở xây dựng và phát triển các thành phố ven biển trở thành những trung tâm tiến ra biển của từng địa phương.
  • Bố trí nguồn vốn nâng cấp các đường hành lang Đông - Tây để tăng tính kết nối các cảng biển với khu vực cửa khẩu quốc tế với Lào cũng như các nước khác như Thái, Myanma.
  • Đưa vào khai thác tuyến vận tải ven biển từ các địa phương trong khu vực đi đến các cảng sông, cảng biển trên toàn quốc nhằm hỗ trợ cho vận tải đường bộ, đường sắt.
  • Nhanh chóng đầu tư xây dựng các trung tâm logistic, ICD và các trung tâm vận tải hành khách tại các đầu mối trong khu vực (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa thiên – Huế).
  • Chính phủ tăng cường các chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển kết cấu tầng giao thông trong không gian vùng kinh tế Bắc Trung Bộ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714022206 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714022206 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10