Phát triển năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp sẵn sàng cho cơ chế mới

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp mong Chính phủ sớm ban hành Quy hoạch điện VIII cũng như cơ chế mới trong ngắn, trung, dài hạn để phát triển năng lượng.

Hành động mạnh mẽ từ Chính phủ

Tại hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch Điện VIII) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì và yêu cầu phải đưa ra phương án xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phù hợp cam kết cắt giảm khí CO2 tại Hội nghị COP26. Trong đó, Bộ Công Thương cần tính toán bổ sung thêm phương án phát triển nguồn điện, có xem xét tới yếu tố dự phòng khi tỉ lệ thực hiện nguồn điện không đạt 100% so với quy hoạch.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 .Ảnh ĐỨC TUÂN

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ảnh ĐỨC TUÂN

Bộ Công Thương đã đưa ra phương án điều chỉnh tổng công suất nguồn đến năm 2030 là khoảng 155.000MW, giảm hơn 28.000MW so phương án trình tháng 3/2021, tương đương giảm gần 800.000 tỷ đồng đầu tư. Nếu không tính điện mặt trời, hệ số dự phòng toàn quốc giảm từ hơn 69% xuống còn 43% đảm bảo an toàn hệ thống, tổng công suất nguồn đến năm 2045 giảm khoảng 36.000MW (từ 369.500MW xuống 333.500MW), ý kiến đưa ra được sự thống nhất cao từ các chuyên gia, nhà khoa học.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương trong thời gian tới, tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo để tiếp thu các góp ý, hoàn thiện dự thảo Quy hoạch Điện VIII. Phải bám sát để có lộ trình phù hợp thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải carbon, bảo vệ môi trường. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách, giải pháp để sử dụng hiệu quả, hợp lý hơn nguồn năng lượng mặt trời, trong đó ưu tiên phát triển các công nghệ lưu trữ; tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp tại các khu vực có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời; có cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơi; cơ chế huy động nguồn vốn để phát triển nguồn điện. Qua đó, khẳng định Việt Nam quyết tâm chuyển đổi dần, từng bước sang các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. 

Hội nghị vừa qua được các chuyên gia, doanh nghiệp đầu tư phát triển năng lượng tái tạo đánh giá rất cao về sự vào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ, đồng thời doanh nghiệp cũng mong muốn Chính phủ sớm ban hành Quy hoạch VIII cũng như cơ chế để nhà đầu tư yên tâm tái đầu tư phát triển dự án Năng lượng tái tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàn với cơ chế mới

Doanh nghiệp đầu tư năng lương tái tạo sẵn sàn với cơ chế mới, nhưng mong muốn Chính phủ sớm gỡ khó cho những dự án cũ

Doanh nghiệp đầu tư năng lương tái tạo sẵn sàng với cơ chế mới, nhưng mong muốn Chính phủ sớm gỡ khó cho những dự án tại Quy hoạch VIII bổ sung.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Đỗ Lê Quân – Tổng Giám đốc Công ty Tài Tâm, doanh nghiệp đầu tư dự án điện năng lượng tái tạo, đặc biệt là 62 dự án điện gió với tổng công suất khoảng 3.500MW không kịp vận hành thương mại (COD). Trong đó có nhiều dự án đã hoàn thành 99% bình quân mỗi dự án điện gió có công suất hơn 50MW vậy mỗi dự án đầu tư ít cũng 1.000 tỷ đồng.

Như vậy nếu không được sử dụng kịp thời thì rất nhiều thiệt hại. Thứ nhất, lãng phí nguồn tài nguyên sạch, lãng phí nguồn đầu tư nguy cơ đổ vỡ về nợ xấu là hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có chính sách kịp thời cho các dự án này. Thứ hai, khó để nhà đầu tư có thể bảo vệ tài sản của mình khi mà dự án chưa đóng điện. Doanh nghiệp đầu tư năng lượng tái tạo đã sẵn sàng nếu đưa sang cơ chế đấu thầu hay gì thì cũng phải ban hành sớm, hoặc nếu chưa ban hành chính sách mới thì cần cho các dự án đưa điện lên lưới để đảm bảo an toàn cho các tuabin, hệ thống truyền tải, …

Ông Quân cho rằng tại hội nghị lấy ý kiến xây dựng Quy hoạch điện VIII đã bám sát cam cắt giảm khí thải CO2 tại kết Hội nghị COP26, phát triển thêm dự án điện gió đặc biệt là điện gió ngoài khơi đang được quan tâm. Trước đó các dự án điện gió đang hoạt động đã chứng minh rằng nguồn điện cực kỳ ổn định, không gây ô nhiễm môi trường. Quan trọng hơn là dự án điện gió chiếm rất là ít đất, nếu tính ở đất liền một dự án điện gió chỉ bẳng 20% so với dự án điện mặt trời, với những dự án điện gió ngoài khơi thì diện tích đất sử dụng ít hơn nữa, nếu phát triển tốt có thể kết hợp với du lịch sinh thái năng lượng qua đó phát huy hết tìm năng kinh tế biển, gắn doanh nghiệp vào việc bảo vệ chủ quyền biển.

Theo ông Bùi Văn Thịnh - Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận nhận định rằng, Hội nghị lấy ý kiến xây dựng Quy hoạch điện VIII vừa qua đã đánh giá cao tinh thần bổ sung phát triển nguồn điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII… Hiện tại nhà đầu tư điện năng lượng tái tạo cần chính sách thực tế để giải quyết sớm các tồn đọng của quy hoạch điện VII, quy hoạch VII bổ sung. Cụ thể hiện tại còn 62 dự án điện gió với nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau nên vẫn chưa thể đóng điện thương mại, với nguồn đầu tư rất lớn đa phần các dự án đều vay ngân hàng, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách kịp thời để bảo vệ tài sản của các nhà đầu tư những dự án này, điều này mang yếu tố sống còn với doanh nghiệp và hy vọng tái đầu tư của họ trong các dự án trong sắp tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp sẵn sàng cho cơ chế mới tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711672336 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711672336 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10