Vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm nhất là cung cấp thông tin một cách công khai, minh bạch, thuận lợi cho mọi người đều có thể tiếp cập được.
Có thể bạn quan tâm
04:00, 11/05/2018
06:06, 19/03/2018
11:40, 08/03/2018
20:04, 04/08/2016
17:33, 24/10/2017
Đây là chia sẻ của ĐBQH Đỗ Thị Lan, trưởng đoàn đại biểu Quảng Ninh bên hành lang Quốc hội chiều 5/6 về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về thực trạng lao động nước ta hiện nay.
Đánh giá về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung về thực trạng thị trường lao động ở nước ta hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm trong nước và đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng, các giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề, dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội..., ĐBQH Đỗ Thị Lan cho rằng, thời gian qua Bộ LĐTB&XH đã có nhiều nỗ lực. Trong phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đã đưa ra rất nhiều giải pháp, nhưng vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm nhất là cung cấp thông tin một cách công khai, minh bạch, thuận lợi để mọi người đều có thể tiếp cập được.
Theo đại biểu Lan, việc cung cấp thông tin về nhu cầu thị trường lao động, nhu cầu tuyển lao động của doanh nghiệp, đào tạo lao động cũng như số liệu liên quan đến lao động của các ngành nghề đã được đào tạo là rất cần thiết và là giải pháp để giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến lao động.
Để có được thông này, theo bà Lan trước tiên phải có trung tâm dự báo, định hướng phát triển thị trường lao động. Ví dụ, trong thời gian tới ngành dịch vụ, ngành nông nghiệp thủy sản, lâm nghiệp…sẽ cần bao nhiêu lao động? Dự báo, định hướng đúng đó sẽ giúp cho cơ quan đào tạo, đồng thời cũng định hướng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và cả người lao động có nhu cầu cần tìm việc làm.
Vẫn theo bà Lan, phát triển thị trường lao động cho tới thời điểm này mới chỉ bắt đầu. Bởi vì Bộ Bộ LĐTB&XH cũng mới xây dựng được đề án và từ năm 2018 mới thí điểm việc kết nối giữa doanh nghiệp với nhà đào tạo. Như vậy, sẽ không thể mang tính tổng thể để thực hiện các giải pháp để phát triển thị trường lao động một cách đúng nghĩa.
Nhìn nhận về vấn đề đào tạo theo nhu cầu thị trường và doanh nghiệp hiện nay, bà Lan cho rằng, hiện nay vấn đề này vẫn chưa được đáp ứng. Như Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời, năm nay mới bắt đầu thí điểm 10 trường ký hợp đồng đào tạo với các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp. Theo bà Lan đây không phải là vấn đề tổng thể, mang tính toàn diện trên cả nước.
“Tôi mong muốn Việt Nam phải có thị trường lao động thể hiện được cung – cầu các lĩnh vực mà bất kỳ ai truy cập vào hệ thống cũng có thể biết được. Khi đó nhà đào tạo mới có thể đào tạo theo định hướng phát triển thị trường”, bà Lan nói.
Bà Lan cho biết thêm, các lĩnh vực khác như đào tạo trong các trường cao đẳng và đại học cũng chưa có thông tin và theo thị trường lao động. Từ đây mới sinh ra câu chuyện dôi dư cho đến nay khoảng 215.000 lao động là sinh viên tốt nghiệp nhưng không tìm được việc làm. Hay hiện nay vẫn còn 7% thanh niên thất nghiệp mà thị trường lao động chưa đáp ứng được.
Để tháo gỡ những khó khăn này, theo bà Lan rất cần phải có đề án tổng thể trong tất cả các lĩnh vực, từ đào tạo, định hướng, phân luồng học sinh từ bậc phổ thông, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Bên cạnh đó, cũng phải có những dự báo về phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu lao động trong các ngành nghề, lĩnh vực, bám sát định hướng phát triển sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp để thấy được nhu cầu lao động tại khu vực này như thế nào.
“Thời gian tới cần cải cách lại hệ thống trung tâm đào tạo nghề và tư vấn việc làm của các tỉnh để làm sao có được sự kết nối từ trung ương đến địa phương, kết nối giữa người lao động với các cơ sở đào tạo cũng như doanh nghiệp để phát triển đúng hướng, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế trong thời gian tới”, bà Lan chia sẻ.