Phê chuẩn EVIPA để bắt nhịp đầu tư sau đại dịch

NGUYỄN VIỆT 09/09/2021 22:44

Doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp Bỉ cần ủng hộ mạnh mẽ để Nghị viện Bỉ sớm phê chuẩn EVIPA trong thời gian sớm nhất.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ tại cuộc Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Bỉ, ngày 9/9. Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, cuộc hội kiến với Chủ tịch Hội đồng châu Âu và hội đàm với Chủ tịch Nghị viện châu Âu rất thành công trong ngày 8/9.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Hai bên quyết tâm đưa quan hệ đối tác toàn diện có ý nghĩa chiến lược giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu lên một tầm cao mới. Đồng thời có nhận thức rất sâu sắc về việc thúc đẩy nghị viện các nước thành viên EU sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA).

Thúc đẩy phê chuẩn EVIPA

“EVFTA và EVIPA được ví như hai cánh của con chim, hai hiệp định này phải song hành với nhau thì mới có thể bay cao, bay xa. Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại đa phương với các đối tác hàng đầu thế giới như CPTPP, RCEP. Nếu chậm phê chuẩn EVIPA sẽ khó bắt kịp xu hướng đầu tư kinh doanh phục hồi sau đại dịch của khu vực và thế giới”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Do đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp Bỉ ủng hộ mạnh mẽ để Nghị viện Bỉ sớm hoàn tất các thủ tục tiến tới phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVIPA) trong thời gian sớm nhất.

Hiện nay ASEAN và EU đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược.  Như vậy, các nhà đầu tư EU và Bỉ khi đầu tư vào Việt Nam sẽ không chỉ tiếp cận với thị trường 100 triệu dân mà là thị trường gần 650 triệu dân, và thị trường rộng lớn gần 5 tỷ dân của châu Á.

Việt Nam sẵn sàng là cầu nối để EU kết nối mạnh mẽ với khu vực ASEAN”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ.  

Vẫn theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, việc có nhiều bản ghi nhớ sẽ được doanh nghiệp hai bên ký kết, chủ yếu trong các lĩnh vực năng lượng sạch, thiết bị y tế… là minh chứng cụ thể khẳng định tiềm năng hợp tác về đầu tư nói chung và tính bổ trợ rất cao giữa nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế Bỉ.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, những kết quả hợp tác kinh tế vừa qua vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai bên.

doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp Bỉ ủng hộ mạnh mẽ để Nghị viện Bỉ sớm hoàn tất các thủ tục tiến tới phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVIPA).

Doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp Bỉ ủng hộ mạnh mẽ để Nghị viện Bỉ sớm hoàn tất các thủ tục tiến tới phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVIPA).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị hai bên cần phát huy những thành quả hợp tác vừa qua, tiến tới chủ động xây dựng định hướng, kế hoạch, giải pháp và lĩnh vực hợp tác cụ thể nhằm phát huy tối đa thế mạnh của mỗi nước.

Để tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Vương Quốc Bỉ trong thời gian tới, tận dụng các cơ hội mới sau đại dịch COVID-19, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gợi mở một số định hướng trong thời gian tới.

Cụ thể, xem xét mở đường bay thẳng kết nối giữa Bỉ và Việt Nam để thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế, du lịch, giáo dục, giao lưu nhân dân giúp hai nước xích lại gần nhau khi đại dịch được kiểm soát.

Là trung tâm vaccine lớn của Châu Âu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ và các doanh nghiệp Bỉ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam vaccine phòng COVID-19 thông qua cơ chế COVAX, viện trợ, hoán đổi, cho vay lại, nhượng lại số đang dôi dư... để giúp Việt Nam đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng.

Đặc biệt trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam để sớm đạt miễn dịch công đồng, bảo đảm không đứt gãy chuỗi cung ứng và sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh việc đẩy mạnh cơ chế hợp tác giữa Chính phủ - Chính phủ (G2G), Hiệp hội với Hiệp hội và Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B) để thúc đẩy và khơi thông các dòng chảy thương mại, đầu tư, phát huy thế mạnh của mỗi nước trong bối cảnh mới.

Trong thách thức mở ra cơ hội

Việt Nam cam kết tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất hướng đến các chuẩn mực của OECD. Đó là giữ vững ổn định chính trị xã hội và kinh tế vĩ mô, tháo gỡ những điểm nghẽn của nền kinh tế về thể chế pháp luật, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lch.

“Chúng tôi luôn coi thành công của các bạn là thành công của chính mình”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: “Chúng tôi luôn coi thành công của các bạn là thành công của chính mình”.

Phát triển các chuỗi cung ứng, giảm chi phí giao dịch, đặc biệt là chi phí về logistics và chi phí hành chính. Xây dựng môi trường - chính sách ổn định, có tính dự báo cao, thực thi minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Quốc hội Việt Nam với vai trò là cơ quan lập hiến, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Chính phủ.

Cam kết ban hành nhiều chính sách và đồng hành với Chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Bỉ nói riêng kinh doanh thuận lợi, thành công tại Việt Nam.

“Chúng tôi luôn coi thành công của các bạn là thành công của chính mình”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định.

Vẫn theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế lớn và đại dịch COVID-19 đã và đang tiếp tục gây ảnh hưởng sâu rộng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, khó khăn và thách thức lại mở ra nhiều cơ hội. Với Việt Nam trong xu hướng phát triển mới, đặc biệt là bối cảnh “hậu COVID - 19”, các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới được ký kết.

Việt Nam sẵn sàng là cầu nối để EU kết nối mạnh mẽ với khu vực ASEAN.

Việt Nam sẵn sàng là cầu nối để EU kết nối mạnh mẽ với khu vực ASEAN.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự dịch chuyển của dòng thương mại và đầu tư quốc tế, thời kỳ dân số vàng lại đang tạo ra thời cơ lớn cho Việt Nam cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhanh, bền vững và bao trùm.

Việt Nam xác định phát triển kinh tế - xã hội với tầm nhìn dài hạn đến năm 2030 – 2045, đó là phát triển nhanh và bền vững, dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi sn, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh đoàn kết. Xây dựng nền kinh tế tự chủ trên cơ sở làm chủ công nghệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

“Phát huy nội lực là yếu tố quyết định gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại, gắn kết phát triển kinh tế-xã hội, môi trường với quốc phòng, an ninh, đối ngoại”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định.

Đối với đầu tư nước ngoài, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Việt Nam chủ trương thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu.

Trong đó, ưu tiên thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, thúc đẩy kinh tế số và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam hướng đến điện gió, khí hóa lỏng và giảm điện than

    Việt Nam hướng đến điện gió, khí hóa lỏng và giảm điện than

    11:26, 09/09/2021

  • Đề nghị châu Âu ưu tiên vaccine cho Việt Nam

    Đề nghị châu Âu ưu tiên vaccine cho Việt Nam

    00:00, 09/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phê chuẩn EVIPA để bắt nhịp đầu tư sau đại dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO