Đối tượng được vay từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội là cho công nhân và các dự án cải tạo chung cư cũ.
>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023, chiều 3/4.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà, Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững. Trong đó, có giao cho Ngân hàng Nhà nước chủ trì triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng, chỉ đạo các ngân hàng thương mại, chủ lực là bốn ngân hàng thương mại nhà nước cho chủ đầu tư và người mua nhà trong dự án nhà ở xã hội cho công nhân, các dự án cải tạo chung cư cũ, cho vay lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay thông thường và các ngân hàng khác nếu đủ điều kiện có thể tham gia thực hiện Nghị quyết số 33.
Triển khai Nghị quyết của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng, khẩn trương làm việc với bốn ngân hàng thương mại nhà nước, trao đổi những thông tin có liên quan để triển khai chương trình này. Đến ngày 1/4/2023 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi các ngân hàng thương mại và các chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước tại 63 tỉnh, thành phố thông báo một số thông tin có liên quan đến chương trình này và một số nội dung chính như sau.
Ai là người cho vay? Trước hết là bốn ngân hàng thương mại nhà nước, bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương. Cho vay đối tượng nào? Một là cho công nhân và các dự án cải tạo chung cư cũ. Ai là người vay? Đối tượng chủ đầu tư các dự án và người mua nhà.
Về lãi suất, theo Nghị quyết của Chính phủ, lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường của ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước cũng xác định luôn trong kỳ này lãi suất thay đổi 6 tháng/lần và từ nay đến 1/6, lãi suất đối với chủ đầu tư sẽ là 8,7%/năm, lãi suất đối với người mua nhà là cá nhân là 8,2%. Tức là thấp hơn 1,5-2% lãi suất cho vay thông thường của bốn ngân hàng thương mại nhà nước. Thời gian ân hạn là 3 năm đối với chủ đầu tư và 5 năm đối với người mua nhà.
>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai
>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế
Xác định đây là dự án rất dài hạn nên Ngân hàng Nhà nước cũng quy định phương án giải ngân rất dài. Bắt đầu từ 1/4 tức là ngày ban hành công văn cho đến 31/12/2030. Thời hạn giải ngân rất dài.
Về nguồn vốn, bốn ngân hàng thương mại sẽ tự huy động bằng nguồn vốn huy động của mình để cho vay những đối tượng này. Các ngân hàng khác mà muốn tham gia thì Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng cho phép các ngân hàng khác tham gia với điều kiện tuân thủ các điều kiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Đây là một số nội dung có liên quan đến hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về cho vay chương trình này. Tóm lại, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà chương trình phải triển khai ngay từ 1/4 và trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại có thể tham gia. Các đối tượng liên quan đến chương trình cho vay này có thể liên hệ với các ngân hàng thương mại để triển khai thủ tục vay theo quy định của pháp luật.
Trao đổi tại cuộc họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn một lần nữa nhấn mạnh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo về gói 120.000 tỷ để hỗ trợ cho nhà ở xã hội và đặc biệt là cho nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ. Bộ Xây dựng sẽ ban hành các danh mục dự án, các tiêu chí, điều kiện, các đối tượng. Như thế là rất đồng bộ, rất kịp thời.
“Sáng 3/4, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ, một số địa phương cũng phát biểu và nhiều địa phương cũng đã công bố các dự án, nhiều địa phương đã quy hoạch xong, cũng còn một số địa phương đang triển khai rất tích cực”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn nói.
Có thể bạn quan tâm
20:00, 01/04/2023
20:00, 01/04/2023
20:00, 01/04/2023
19:50, 31/03/2023