Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Nợ xấu sẽ giảm về dưới 3%

Diendandoanhnghiep.vn Với tiến độ xử lý nợ xấu như hiện nay, Phó Thủ tướng tin tưởng nợ xấu sẽ giảm về dưới 3% vào cuối năm 2020.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Thành Chung

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Thành Chung

Sáng 15/10 tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) và Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, ủy ban của Quốc hội, các tổ chức tài chính quốc tế tham dự hội nghị.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, bước vào giai đoạn mới, Nghị quyết Đại hội Đảng XII nêu rõ thực trạng nợ công cao, áp lực lớn, nợ xấu cao (10,08% nợ nội bảng), rủi ro ảnh hưởng tới an toàn của hệ thống ngân hàng. Do đó, Đảng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này là cơ cấu lại nền kinh tế trong đó có hệ thống TCTD và gắn với xử lý nợ xấu. Nhiệm vụ này còn khó khăn hơn khi dư địa chính sách tài khoá, tiền tệ đã chật hẹp, “độ mở” của nền kinh tế lớn, nếu giải quyết không khéo thì vừa không hiệu quả kinh tế, vừa gây bất ổn vĩ mô.

Trong quá trình tháo gỡ, Chính phủ nhận thấy chủ thể cuối cùng trong xử lý nợ xấu vẫn phải là các TCTD mặc dù đã bán nợ xấu cho VAMC. Do đó, bước sang giai đoạn này, cần đề cao vai trò xử lý nợ xấu của chính các TCTD.

“Chúng tôi cảm ơn Quốc hội đã thấu hiểu chia sẻ những khó khăn trong xử lý nợ xấu để ban hành Nghị quyết 42, tạo ra sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ TCTD trong xử lý nợ xấu. Hiện đã có 11 ngân hàng đạt chuẩn Basel 2 và nhiều ngân hàng ‘sạch’ nợ ở VAMC”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ.

Với tiến độ xử lý nợ xấu như hiện nay, Phó Thủ tướng tin tưởng nợ xấu sẽ giảm về dưới 3% vào cuối năm 2020, hoàn thành yêu cầu của Thủ tướng tại Quyết định 986/QĐ-TTg, đóng góp tích cực vào cơ cấu lại TCTD và các chính sách vĩ mô khác, góp phần giúp giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, nâng hạng tín nhiệm quốc gia, tín nhiệm nhiều tổ chức tín dụng, củng cố nền tảng của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh diễn biến thế giới khó lường.

“Đây là nỗ lực lớn của ngành ngân hàng và sự chia sẻ, phối hợp trách nhiệm của các bộ, ngành khác, toà án, viện kiểm sát và các địa phương”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Tiếp tục triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định 1058, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh mục tiêu: Ổn định vĩ mô là hàng đầu và gia tăng khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng trước các tác động từ bên ngoài và trong nước, bảo đảm an toàn hệ thống; đưa nợ xấu về dưới 3% tổng dư nợ vào cuối năm 2020.

Quan điểm xử lý nợ xấu là kiên trì thực hiện nguyên tắc thị trường và chia sẻ rủi ro; tuân thủ quy định pháp luật nhưng có cơ chế thử nghiệm ở những trường hợp đặc thù; phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các TCTD; bảo đảm an toàn, hiệu quả; đề cao trách nhiệm cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương.

Với trách nhiệm của các TCTD, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho rằng các TCTD tuân thủ và thượng tôn pháp luật trong xử lý nợ xấu, không có ngoại lệ; bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn; tăng cường bồi dưỡng phát huy văn hoá doanh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp; công khai trách nhiệm giải trình với nhà nước và cộng đồng.

Ngoài việc bám sát Nghị quyết 42, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng cũng đề nghị NHNN bám sát Nghị quyết 01 hằng năm của Chính phủ; khẩn trương phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng còn lại; tiếp tục chủ động phối hợp với các bộ ngành hoàn thiện phương án mua lại các ngân hàng yếu kém; xây dựng hệ thống kết nối dữ liệu thông tin tài sản; tăng cường hiệu lực hiệu quả thanh tra, kiểm tra của ngành, có cơ chế cảnh báo sớm, tập trung vào các vấn đề có rủi ro cao để không phát sinh thêm nợ xấu mới.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị chính quyền các địa phương tiếp tục phổ biến Nghị quyết 42 tới các cấp để phối hợp, hỗ trợ ngành ngân hàng xử lý nợ xấu.

Sau 2 năm triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội gắn với Quyết định 1058, Quyết định 986/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng tới năm 2025, định hướng năm 2030 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các TCTD, công tác xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các TCTD và phát triển hệ thống ngân hàng có chuyển biến rõ nét.

Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD tiếp tục duy trì ở mức dưới 2%. Nếu tính cả khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các TCTD (VAMC) và các khoản nợ có khả năng thành nợ xấu tới hết tháng 8/2019 là 4,84%  (năm 2017 là 7,36%, năm 2018 là 5,85%).

Về giá trị tuyệt đối, từ tháng 8/2017 (từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực) đến 31/8/2019, toàn hệ thống TCTD đã xử lý 236.800 tỷ đồng nợ xấu, trung bình mỗi tháng xử lý được 9.600 tỷ đồng, cao hơn 4.700 tỷ đồng/tháng của giai đoạn 2012-2017.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Nợ xấu sẽ giảm về dưới 3% tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713532069 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713532069 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10