Phòng chống tham nhũng: Cần đề cao vai trò của báo chí, nhân dân

Diendandoanhnghiep.vn Thảo luận về dự án Luật Phòng, Chống tham nhũng (sửa đổi) nhiều đại biểu cho rằng Luật Phòng, Chống tham nhũng còn nhiều “lỗ hổng”, trong đó vai trò của báo chí và nhân dân chưa được đề cao.

Không thương lượng, thỏa hiệp với người có hành vi tham nhũng

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cho rằng, việc công khai tài sản cá nhân cần quy định giống như công khai của cơ quan, tổ chức, đơn vị bằng cách dán niêm yết, đưa lên trang điện tử. Trong thực tế, việc kiểm soát tài sản thu nhập của đối tượng này, cơ quan có thẩm quyền không thể đủ người, chuyên môn, khả năng để xác minh tất cả. “Công khai minh bạch tài sản cán bộ, công chức để dân giám sát, phát hiện là hiệu quả nhất”, Đại biểu Hạ nói.

ĐB Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu)

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu)

Theo đại biểu tỉnh Bạc Liêu, xử lý hành vi tham nhũng đưa hối lộ phải được xử lý nghiêm túc. Đại biểu không đồng tình với khoản 3, điều 108 và khoản 1 điều 110 bởi có tính chất thương lượng, thỏa hiệp như những người có hành vi tham nhũng. Cụ thể là nếu người tham nhũng tự giác nộp tài sản thì sẽ được giảm nhẹ hình phạt pháp luật. “Ở đây, Luật là phòng và chống tham nhũng, nên ngoài việc tuyền truyền, giáo dục phải xây dựng hệ thống cán bộ, môi trường làm việc không thể, không dám, không muốn tham nhũng. Làm sao các đối tượng từ tư duy – nhận thức- hành động không còn hai hành vi tham và nhũng”. - đại biểu Hạ nói.

Về đối tượng kê khai tài sản, đại biểu Hạ đề nghị xem xét các đối tượng có vị trí, nguy cơ tham nhũng cao, thậm chí khi nghỉ hưu. “Hầu hết hiện nay các tài sản tham nhũng cất giấu, gửi ngân hàng hoặc cho người thân, bố mẹ, anh chị em, con cháu ruột thịt, đứng tên. Đến khi về hưu được gom lại và hợp thức hóa. Nên đề nghị phải xem xét đối với các đối tượng này, bổ sung những người ruột thịt nêu trên”, đại biểu Hạ nhấn mạnh.

Câu chuyện của đại biểu Tạ Văn Hạ nêu ở hội trường vừa hài hước nhưng cũng chứa nhiều ý nghĩa: “Có một ông bố nghèo ở quê có 2 con làm quan lớn, trước khi từ trần mời luật sư đến và nói sẽ chia cho mỗi con 500 cây vàng. Khi người con hỏi, sao bố có nhiều tiền vậy, ông bố trả lời: Làm gì có cây nào, chỉ là để phòng các con sau này phải kê khai nguồn gốc tài sản”.

Cũng liên quan đến kẽ hở pháp luật trong phòng, chống tham nhũng, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, nhiều vụ việc xuất hiện khối tài sản khủng của cán bộ công chức nhưng kết quả không làm gì được vì con vị thành niên thì không phải kê khai tài sản thu nhập. “Vì không có luật nên thua về lý.”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.

Đại biểu Trí đề xuất ban soạn thảo sửa đổi Luật trong vấn đề này, khi dư luận báo chí vào cuộc về khối tài sản khủng gây tham nhũng có thể yêu cầu con thành niên cũng phải kê khai tài sản.

“Lò có nhóm lửa nhưng có nóng đến triệu độ mà lỗ hổng pháp luật vẫn còn thì vẫn không thể đưa vào lò”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.

Chưa đề cao vai trò của báo chí, nhân dân

Đại biểu Lê Thanh Vân - Uỷ viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách

Đại biểu Lê Thanh Vân - Uỷ viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách

Cũng trong buổi chiều, đại biểu Lê Thanh Vân - Uỷ viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, nội dung của Luật vẫn còn có nhiều điểm cần phải hoàn thiện, trong đó vai trò của báo chí, nhân dân chưa được đề cao.

Theo đó, đại biểu Vân kiến nghị 4 nội dụng: Thứ nhất phạm vi điều chỉnh chưa xác định rõ; Thứ hai, cụ thể hóa các Nghị quyết Trung ương 4, 5, 6, 7 của Trung ương chưa cập nhật vào Luật; Thứ ba, vai trò của báo chí, công dân chưa được đề cao; Tứ tư, căn cứ xây dựng một số quy định tại điều 59 còn mang tính ước lệ.

Trong 4 nội dung theo đại biểu Vân, "Cần khẳng định vai trò của nhân dân và báo chí trong công cuộc phòng chống tham nhũng. Thời gian vừa qua, hàng loạt các vụ tham nhũng được phát hiện cũng nhờ nhân dân và báo chí”, ông Vân nói.

Bên cạnh đó, trên cơ sở tổng kết, theo đại biểu Vân có 4 lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao cần chế định làm 4 chương, đó là tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, xây dựng chính sách pháp luật và lĩnh vực tài sản công.

“Ở các nước khác, cụ thể là các nước Tây Âu họ ngăn chặn bằng cách phân công đối trọng, minh bạch thông tin, xây dựng xã hội công dân và xây dựng một nền báo chí có trách nhiệm. Trong khi đó, ở ta từ xưa tới nay việc chống tham nhũng chủ yếu dựa vào tình huống cụ thể.”, đại biểu Vân nói thêm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phòng chống tham nhũng: Cần đề cao vai trò của báo chí, nhân dân tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713555931 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713555931 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10