Phụ cấp ngành Y - muộn còn hơn không

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Y tế giờ mới đang xin ý kiến đóng góp cho dự thảo sửa đổi Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi với nhân viên y tế ở cơ sở công lập.

d

Nhiều cán bộ, nhân viên y tế ồ ạt nghỉ việc. Ảnh: Hải Ngân

Từ khi đất nước mở cửa, đổi mới, hội nhập, chính sách đúng đắn của Đảng, nhà nước phát huy tác dụng, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, đưa kinh tế Việt Nam có bước tiến vượt bậc.

Đời sống vật chất của nhân dân được nâng cao. Nền kinh tế năng động cởi mở tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao cho người lao động.

Sau thời gian dịch bệnh COVID-19, kinh tế vào đà hồi phục, tăng trưởng, thì xảy ra hiện tượng làn sóng cán bộ, viên chức, công chức ồ ạt nghỉ việc, bỏ việc. Đặc biệt là Y tế, Giáo dục, hai lĩnh vực quan trọng đảm bảo sức khỏe, tri trức trong xã hội.

Làn sóng vẫn ồ ạt mà cách đối phó vẫn chậm chạp, lúng túng như thường lệ với đủ lý do. Bộ Y tế giờ mới đang xin ý kiến đóng góp cho dự thảo sửa đổi Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi với nhân viên y tế ở cơ sở công lập.

Cho dù có được nhanh chóng triển khai đi nữa cũng sẽ không kịp ngăn được làn sóng nghỉ, bỏ việc này. Vì mức phụ cấp mới cũng vẫn chưa xứng đáng với công sức, trí tuệ mà các nhân viên y tế đang cống hiến. Chưa kể gánh nặng áp lực công việc từ khoảng trống của người nghỉ việc dồn cả vào số người còn lại sẽ tiếp tục tạo lên hiệu ứng tiêu cực nghỉ, bỏ việc.

Thứ trưởng phụ trách, điều hành Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, theo báo cáo của các địa phương (giai đoạn 2021 và 6 tháng đầu năm 2022) có tổng số 9.397 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc. Một số tỉnh, thành phố có số lượng viên chức thôi việc, bỏ việc cao như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đà Nẵng…

Điều này là hoàn toàn tất yếu khi ở các thành phố lớn, các nhân viên y tế dễ dàng tìm công việc mới, thu nhập cao, môi trường làm việc tốt hơn. Quan niệm về sự ổn định hay cái “mác” nhà nước không còn hấp dẫn, khi bây giờ người ta nhìn vào việc nhà ở đâu, đi xe gì, để đánh giá sự thành công hơn là hỏi về chức danh, nơi làm việc.

Thu nhập của y, bác sĩ theo khung bảng lương kèm phụ cấp không bằng lợi nhuận của mấy cô bé bán hàng online hay một quán đồ ăn sáng bán nửa ngày. Lý tưởng chữa bệnh, cứu người cao đẹp thật nhưng lý tưởng ấy không trả được hóa đơn điện nước, học phí của con hay chuyến đi nghỉ dài ngày.

ff

Cán bộ, nhân viên y tế căng mình đối phó với đại dịch COVID-19. Ảnh: Hải Ngân

>> Giải tỏa “khủng hoảng” xã hội hóa ngành y tế: Tách bạch công tư dịch vụ y tế

>> Thuốc nào chữa “chảy máu nhân sự” ngành y?

>> Thấy gì từ việc hàng trăm cán bộ ngành Y bỏ việc?

>> Ngành Y tế và cuộc đại phẫu không thuốc tê

Người tài thường chỉ cam tâm trụ lại cơ sở y tế khi họ không có đường mới để đi như trường hợp ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, hoặc sự hấp dẫn của thu nhập thắng được sự chán nản trong họ. Nhất là bác sĩ giỏi, hầu như họ làm việc ở bệnh viện để tạo danh tiếng, tiếp cận nguồn khách hàng, sau đó kéo về phòng khám riêng của mình.

Đặc biệt ở các chuyên khoa “đỉnh” như: ngoại, giải phẫu thẩm mỹ, sản, răng hàm mặt. Sau khi tạo dựng được vững chắc họ sẽ bung ra ngoài tự làm chủ. Hoặc đi làm cho cơ sở y tế tư nhân. Họ sẽ được trọng dụng, đãi ngộ thăng tiến mà không cần phải đi học lý luận chính trị, ngoại ngữ cho đủ bằng cấp như ở công lập.

Trong khi đặc thù ngành Y phải học tập liên tục, cập nhật kiến thức y học liên tục, tốn kém hơn hẳn các ngành nghề khác. Người làm ngành Y được xã hội tôn trọng gọi là thầy nhưng thực ra họ thuộc cung nô bộc phải chăm sóc, chạy chữa cho người khác. Ấy vậy mà nhiều khi còn bị người nhà bệnh nhân vô văn hóa, lăng mạ, hành hung.

Công việc nhiều, áp lực lớn, mà nếu có chút sai sót là "đi tong" sự nghiệp. Do vậy thay vì mòn mỏi, nơm nớp làm việc trong bệnh viện công với đồng lương còm cõi, họ như con chim được sổ lồng ra ngoài và người còn trong lồng dõi theo sự thành công của họ, lấy đó làm động lực để tiếp tục sổ lồng, tạo thành làn sóng nghỉ, bỏ việc của ngành Y.

Các cơ sở y tế tư nhân thì dang rộng tay chào đón họ, nơi làm việc đầy đủ máy móc, trang thiết bị y tế mới, hiện đại dễ dàng cho công tác thăm khám, chữa trị. Đến cái nhà vệ sinh cũng mát lạnh, thơm tho thế nên họ càng đem hết khả năng để cống hiến. Chỉ có nhà nước mất công đào tạo, xây dựng kinh nghiệm cùng người dân nghèo là chịu thiệt. Người có điều kiện kinh tế sẽ lựa chọn dịch vụ y tế tốt nhất, cao nhất để chăm sóc sức khỏe cho mình, họ không quan tâm nhiều đến chi phí và chất xám cứ bị chảy máu sang lĩnh vực y tế tư nhân.

Chưa kể ở cơ sở công lập, việc nhất nhất theo ý sếp, theo cơ cấu của sếp nên có cả việc người làm cứ làm, người chơi cứ hưởng, tạo sự ức chế, bất công cho người làm được việc.

Thời gian vừa qua, nhân viên y tế căng mình làm cật lực đối phó dịch bệnh COVID-19 mà sự khen thưởng động viên phần lớn vẫn ở trên giấy, nên tạo như giọt nước tràn ly thành làn sóng ra đi.

Xây dựng con đập chặn làn sóng này cần cả đối sách tạm thời và lâu dài. Tạm thời tăng ngay chế độ đãi ngộ tiền lương, phụ cấp cho nhân viên y tế, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, để động viên. Về lâu dài, cần đầu tư hạ tầng cùng trang bị thiết bị y tế, tạo sự cạnh tranh vượt trội khối y tế tư nhân. Cùng với đó, thay đổi mô hình quản trị bệnh viện theo xu hướng của thế giới, tạo cơ hội phát huy năng lực, thăng tiến, bỏ cách tính dàn đều mà tính tỉ lệ ăn chia rõ ràng theo năng lực cống hiến.

Nếu không xây được con đập này bằng việc thay đổi cơ chế chính sách đồng bộ thì nước lũ nghỉ việc sẽ tiếp tục dâng lên không gì cản được.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phụ cấp ngành Y - muộn còn hơn không tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713507074 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713507074 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10