Phú Thọ: Phát triển cây bưởi trở thành sản phẩm hàng hoá chủ lực

Diendandoanhnghiep.vn Xác định phát triển cây bưởi trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực mang thương hiệu Phú Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương cần xây dựng lộ trình và kế hoạch triển khai cụ thể.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, toàn tỉnh hiện có gần 4.900 ha bưởi, trong đó có 3.000ha bưởi đã cho thu hoạch, 151 vùng liên kết sản xuất theo hình thức liên gia, liên thôn, liên xã.

Trong những năm qua, người dân trồng bưởi đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGap, đăng ký nhãn hiệu (bưởi Đoan Hùng), dán tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ, từ đó góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế cho nhiều hộ trồng bưởi với mức thu nhập trung bình mỗi năm từ 150-200 triệu đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang và đoàn công tác kiểm tra thực tế mô hình trồng bưởi Diễn tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang và đoàn công tác kiểm tra thực tế mô hình trồng bưởi Diễn tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn

Phú Thọ có 3 huyện trồng bưởi, trong đó, huyện Thanh Sơn có 590ha trồng bưởi Diễn. Cây bưởi Diễn phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở nơi đây nên sinh trưởng, phát triển tốt. Diện tích cho sản phẩm là 331,4ha; năng suất đạt 112 tạ/ha; sản lượng đạt trên 3.700 tấn; thu nhập bình quân đạt 150 - 200 triệu đồng/năm. Dự kiến giai đoạn 2021 - 2023, huyện Thanh Sơn sẽ trồng mới 465ha nâng tổng số diện tích bưởi toàn huyện lên 1.040ha.

Bên cạnh đó, huyện Yên Lập với diện tích bưởi đạt 386,08ha. Trong đó, diện tích cho sản phẩm là 183,82ha, năng suất ước đạt 112,5ha, sản lượng ước đạt 2.067,9 tấn. Đến năm 2025, toàn huyện sẽ đạt 1.586ha, hình thành 4 vùng trồng bưởi tập trung tại 16 xã.

Đoan Hùng là huyện có tổng diện tích trồng bưởi lớn nhất Phú Thọ với 2.450ha, trong đó, 2 giống bưởi đặc sản là 1.420ha (bưởi Sửu 530ha, bưởi Bằng Luân 890ha), diện tích bưởi Diễn là 830ha, còn lại là một số giống bưởi khác như bưởi chua, bưởi Xuân Vân, bưởi da xanh... Diện tích bưởi đã cho sản phẩm trên địa bàn khoảng 1.600ha. Tính riêng năm 2019, sản lượng quả ước đạt 20.000 tấn (bưởi đặc sản 13.500 tấn), giá trị sản phẩm ước đạt trên 300 tỷ đồng. Bình quân 1ha bưởi cho thu nhập cao gấp 6 lần trồng lúa, gấp 5 lần trồng chè và gấp 30 lần trồng cây lâm nghiệp.

Đoan Hùng là huyện có tổng diện tích trồng bưởi lớn nhất với 2.450ha, trong đó, 2 giống bưởi đặc sản là 1.420ha (bưởi Sửu 530ha, bưởi Bằng Luân 890ha)

Đoan Hùng là huyện có tổng diện tích trồng bưởi lớn nhất với 2.450ha, trong đó, 2 giống bưởi đặc sản là 1.420ha (bưởi Sửu 530ha, bưởi Bằng Luân 890ha)

Xác định phát triển cây bưởi là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2020 và xây dựng cây bưởi trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực mang thương hiệu Phú Thọ, ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương cần xây dựng lộ trình và kế hoạch triển khai thực hiện trồng bưởi sát với thực tế. Việc mở rộng diện tích trồng bưởi là cần thiết tuy nhiên các địa phương phải tiến hành rà soát quỹ đất trồng cho phù hợp để hình thành vùng trồng bưởi tập trung.

Để đưa cây bưởi trở thành sản phầm hàng hoá chủ lực, Phú Thọ cần phải hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho bưởi Diễn cũng như các loại bưởi khác đã có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường; xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường; thực hiện truy suất nguồn gốc sản phẩm bằng tem nhãn điện tử kết hợp với tem nhãn thông thường để tạo dựng cơ sở sản xuất - kinh doanh có uy tín; mở rộng bán hàng bằng thương mại điện tử cho các sản phẩm bưởi của các địa phương…

Trồng bưởi không được phá vỡ quy hoạch các cây trồng khác, chú trọng liên kết từ trồng, chăm sóc, thực hành nông nghiệp tốt để phát triển vùng bưởi bền vững và tăng cường quảng bá, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm”, ông Quang nhấn mạnh.

Đồng thời, ông Quang chỉ đạo các cơ quan quản lý phải phối hợp chặt chẽ để quản lý cây giống đồng thời có trách nhiệm hỗ trợ người dân trong việc phát triển giống bưởi đặc sản Phú Thọ. Các địa phương trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn phải báo cáo kịp thời với UBND tỉnh để có hướng tháo gỡ.

Chủ tịch UBND Bùi Văn Quang đã yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh tập trung nguồn lực ưu tiên cho các địa phương xác định vùng trồng bưởi trọng điểm. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các địa phương có vùng trồng bưởi trọng điểm để hướng dẫn cho các hộ dân thành lập trang thương mại điện tử quảng bá sản phẩm và hướng dẫn người dân đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử Phú Thọ.

Mục tiêu đến năm 2025, tổng diện tích bưởi trên toàn tỉnh Phú Thọ đạt 10.000ha, trong đó, bưởi đặc sản Đoan Hùng đạt 1.800ha, bưởi Diễn và các loại bưởi khác là 8.200ha. Hình thành 3 vùng trọng điểm phát triển cây bưởi tại huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng với tổng diện tích đạt 7.360ha. Hình thành các vùng liên kết sản xuất, trong đó huyện Thanh Sơn 2 vùng, huyện Đoan Hùng 13 vùng, huyện Yên Lập 4 vùng.

 Có thể bạn quan tâm

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phú Thọ: Phát triển cây bưởi trở thành sản phẩm hàng hoá chủ lực tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714017087 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714017087 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10