PPP vẫn "đứng ngoài" lĩnh vực y tế

Diendandoanhnghiep.vn Trong bối cảnh các bệnh viện công thường xuyên quá tải như hiện nay,

đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực y tế được kỳ vọng sẽ là giải pháp hiệu quả nhằm huy động các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực y tế.

Mặc dù, hình thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực y tế được Chính phủ đưa ra bàn bạc và mở lối từ hơn 10 năm nay nhằm giúp y tế tư nhân phát triển để qua đó hỗ trợ giảm tải y tế công lập, nhưng do pháp lý không rõ ràng nên không thể triển khai... Trong khi, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa có cuộc điều trần việc thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập trước Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

p/Bệnh viện Gia An 115 (quận Bình Tân, TP HCM) có quy mô gần 400 giường bệnh, là bệnh viện đầu tiên được thực hiện theo mô hình hợp tác công - tư với Bệnh viện Nhân dân 115.

Bệnh viện Gia An 115 (quận Bình Tân, TP HCM) có quy mô gần 400 giường bệnh, là bệnh viện đầu tiên được thực hiện theo mô hình hợp tác công - tư với Bệnh viện Nhân dân 115.

Nhà nước bị động

Mặc dù, trong 50 tỉnh thành trên toàn quốc đã có 240 bệnh viện tư, hơn 35.000 phòng khám tư cung cấp 31,2% dịch vụ ngoại trú và 6,3% dịch vụ nội trú. Trong đó một số tập đoàn y tế đã thành lập được chuỗi bệnh viện tư như Hoàn Mỹ, Vinmec, Medic, Hoa Lâm Shangri… Chất lượng dịch vụ của khối y tế tư nhân cũng được đánh giá cao với con số khảo sát cho thấy, 80% bệnh nhân hài lòng với chất lượng dịch vụ…

Ông Trần Duy Hưng, chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, Việt Nam mới có 73 dự án PPP y tế. Tuy nhiên, chỉ có 15 dự án đã có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trong đó có 6 dự án triển khai đến bước lựa chọn nhà đầu tư. Trong số 15 dự án nghiên cứu tiền khả thi, có đến 9 dự án tại TPHCM.

Có thể thấy, tuy số dự án PPP khá nhiều, nhưng số dự án được các nhà đầu tư quan tâm lại rất ít. Chưa kể, theo ông Trần Duy Hưng, trong số các dự án PPP được triển khai không có nhà đầu tư nước ngoài nào cả. Như vậy, môi trường đầu tư PPP của nước ta hiện nay khó khăn cho nhà đầu tư trong nước và lại còn không phù hợp cho nhà đầu tư nước ngoài.

Nguyên nhân, theo ông Hưng, là do nhà nước bị động trong vai trò chuẩn bị dự án. Ví dụ như Dự án Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả (Quảng Ninh). Khi các nhà đầu tư vào khảo sát thì thấy mọi việc đều khả thi, nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì gặp một số vấn đề trục trặc về tài sản nhà nước (nhân lực, đất, thương hiệu…) không có giá trị thương hiệu, khó khăn khi xác định phần đóng góp. Hay như dự án Bệnh viện Đa khoa Quận Tân Phú TP HCM đã thực hiện được 2 năm, đã trình dự án lên UBND TP HCM nhưng đến nay vẫn chưa có phản hồi, đang bỏ lửng.

   Việc “xã hội hóa” y tế hiện nay chủ yếu vẫn là các bệnh viện công tự đi vay để đầu tư hoặc hợp tác với tư nhân theo hình thức hợp tác kinh doanh. Các bệnh viện công đã vay khoảng 2 tỉ USD để thực hiện các dự án xã hội hóa.

Các chuyên gia đánh giá, việc triển khai các dự án PPP trong y tế Việt Nam hiện nay mang tính chất thăm dò từng dự án một, không có mục tiêu, chiến lược rõ ràng. Mặc dù nhà nước kêu gọi đầu tư, các nhà đầu tư tham gia nhưng mục tiêu tiếp cận công bằng y tế không rõ ràng; trong quá trình hợp tác xuất hiện tài sản công khó khăn khi xác định phần đóng góp của khối công lập; quá trình thẩm định PPP kéo dài, nhiều dự án nâng lên, đặt xuống, không hiệu quả.

Bên cạnh đó, không có quy định rõ ràng đối với hai hình thức bệnh viện công và bệnh viện PPP trong phạm vi dịch vụ, giá dịch vụ y tế, nhân lực y tế và đấu thầu thuốc. Không có hướng dẫn trong việc chuẩn bị và kiểm soát các dự án PPP y tế, không có nguồn tài chính hỗ trợ cho các dự án PPP y tế, không có các quỹ chuẩn bị dự án, không có quỹ bù đắp thiếu hụt, không có bảo lãnh của Chính phủ…

Doanh nghiệp quan ngại

Một nguyên nhân nữa khiến Việt Nam không thể thu hút được các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến hình thức hợp tác PPP trong y tế bởi giá dịch vụ y tế của Việt Nam quá thấp. Theo số liệu của Bộ Y tế, tổng chi phí cho y tế Việt Nam chiếm tới 6% tổng số GDP, thuộc mức gần như cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng con số này chỉ chứng tỏ đầu tư cho y tế của Việt Nam đang không hiệu quả.Giá dịch vụ thấp khiến cho hệ thống y tế tư nhân rất khó phát triển, hệ thống y tế công vẫn phải bổ sung nguồn ngân sách, bệnh nhân vẫn phải bỏ tiền ra để đảm bảo cho việc khám chữa bệnh của mình. Với nền tảng như vậy, nhà đầu tư nước ngoài rất e ngại nguy cơ mất vốn.

Trong khi đó, giá dịch vụ y tế được PPP cung cấp phải là dựa trên giá dịch vụ y tế công chứ không phải cao hơn giá dịch vụ y tế công như nhiều người hiểu lầm hoặc kỳ vọng. Ngoài ra, hình thức BOT (người dùng chi trả) là hình thức PPP phổ biến nhất hiện nay. Điều này khác biệt với hình thức PPP của một số nước khác là do nhà nước chi trả chứ không phải do bệnh viện thu trực tiếp của người dân. Chính WB cũng cho rằng giá dịch vụ y tế của Việt Nam quá thấp chính là rào cản phát triển PPP và khẳng định WB sẽ đưa giá dịch vụ y tế vào thành một nội dung của cải cách ngành y tế.

Ông David Ng., chuyên gia y tế về PPP của tổ chức KPMG Việt Nam cho biết, có 3 yếu tố không thể thiếu khi xem xét quyết định chọn hình thức PPP trong y tế, đó là tối ưu hoá đầu tư, tối ưu hóa hiệu quả và phân bổ rủi ro hợp lý. Trong đó, tối ưu hóa đầu tư là tối ưu hoá việc cung cấp cơ sở hạ tầng, cho phép Nhà nước thanh toán hoàn thành dựa trên hiệu suất công việc (KPI) trong suốt vòng đời dự án. Tối đa hoá hiệu quả là dựa trên kinh nghiệm của tư nhân để tối ưu hoá chi phí nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế. Phân bổ rủi ro hợp lý là cả nhà nước và doanh nghiệp phải cùng chịu trách nhiệm khi rủi ro xảy ra.

Nhưng với đặc thù của mình, ngành y tế rất khó khăn trong thu hút đầu tư PPP, không phải như đầu tư một cây cầu có lợi nhuận là thu, thu tối đa. Còn với ngành y tế thì lợi nhuận phải tính toán hợp lý, vừa đủ, lợi nhuận còn tái đầu tư, nếu không thỏa thuận ngay từ đầu sẽ xảy ra tranh chấp khi nhà đầu tư mong muốn “lợi nhuận tối đa”. Do đó, doanh nghiệp sẽ có nhiều phân vân khi quyết định tham gia dự án.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết PPP vẫn "đứng ngoài" lĩnh vực y tế tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714072221 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714072221 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10