Vị thế mới và ưu tiên hành động của Việt Nam

Phan Nam 22/09/2019 00:01

Việt Nam lọt top 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư trong năm nay, tăng từ thứ hạng 23 năm ngoái lên vị trí thứ 8 năm nay.

U.S. News & World Report vừa công bố xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất để đầu tư trong năm nay. Đáng chú ý, Việt Nam đã vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á gồm Malaysia, Indonesia và Singapore để xếp thứ 8, tăng từ vị trí 23 của năm ngoái.

p/Việt Nam là 1 trong 7 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng mỗi năm khoảng 7% trong thập niên 2020. Biểu đồ: Thu nhập bình quân đầu người vào năm 2018 và 2030. Đơn vị: nghìn USD - Nguồn: Standard Chartered/Bloomberg.

Việt Nam là 1 trong 7 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng mỗi năm khoảng 7% trong thập niên 2020. Biểu đồ: Thu nhập bình quân đầu người vào năm 2018 và 2030. Đơn vị: nghìn USD - Nguồn: Standard Chartered/Bloomberg.

Xếp hạng của U.S. News & World Report được đưa ra dựa trên ý kiến của 7.000 lãnh đạo công ty trên toàn cầu, đánh giá các quốc gia dựa trên 8 tiêu chí, gồm tinh thần khởi nghiệp, sự ổn định kinh tế, chính sách thuế thuận lợi, sự sáng tạo, lao động có tay nghề, chuyên môn về công nghệ, sự năng động và vấn đề tham nhũng.

Các tiêu chí này được xây dựng dựa trên một báo cáo vào năm 2011 của Ngân hàng Thế giới, trong đó nhấn mạnh 4 yếu tố để một quốc gia trở thành địa điểm đầu tư tốt: con người, môi trường, các mối quan hệ và khung pháp lý, từ đó thúc đẩy cả cá nhân lẫn tổ chức đầu tư vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, thị trường tài chính, công nghệ hoặc các thương hiệu của nền kinh tế đó.

Vị thế mới là một lợi thế nhưng cũng đặt ra hàng loạt các vấn đề về cải cách và các vấn đề về phát triển của Việt Nam.

Theo Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: Việt Nam đang phải đối mặt với tỷ lệ già hóa nhanh, tỷ lệ vốn đầu tư thấp, vốn và nhân lực đều cần tăng cường. Việt Nam có mọi tiềm năng để duy trì thành công của mình nhưng cần cải cách táo bạo.

Vì vậy, cần tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết điểm yếu cơ bản trong mô hình tăng trưởng hiện tại. Đồng thời, làm sao có thể hiện đại hóa thị trường, tạo ra môi trường thuận lợi, trong đó các doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển trở thành động lực tăng trưởng quan trọng. Những ưu tiên hành động không chỉ phải xác định rõ ràng mà còn phải tính đến sự thực tế triển khai với các bên tham gia.

Phan Nam