Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ đạo bình ổn thị trường Tết
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị 12/CT-BCT ngày 21/10/2019 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Hưởng ứng cuộc vận động của Bộ Chính trị về “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”, các Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về các khu tái định cư, các khu công nghiệp, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa trong đó tập trung chủ yếu vào hàng trong nước, trong tỉnh sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Đến ngày 30 Tết, tại các chợ truyền thống, sức mua giảm dần, người dân hầu hết chỉ tập trung mua sắm các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh và hoa, quả do các mặt hàng khác (đồ khô, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát…) đã được mua sắm từ những ngày trước.
Sản xuất kinh doanh ngành Công Thương
Người dân mua sắm tại chợ, siêu thị tập trung đông vào buổi sáng 30 Tết. Các địa điểm bán hàng, chợ hoa xuân, cửa hàng tiện lợi vẫn mở đến chiều ngày 30 Tết để phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân (hệ thống siêu thị Saigon Co.opmart, hệ thống siêu thị VinMart mở cửa đến 12h ngày 30 Tết, hệ thống siêu thị Big C mở cửa đến 14h ngày 30 Tết, hệ thống Hapro, Aeon và một số cửa hàng tiện lợi mở muộn tới tối ngày 30 Tết). Đến thời điểm hiện nay, không xảy ra tình trạng thiếu hàng hoặc tăng giá bất hợp lý đối với hầu hết các mặt hàng phục vụ Tết.
Có thể bạn quan tâm
Các doanh nghiệp tăng thêm 20-25% hàng hóa dịp Tết Canh Tý
00:00, 20/01/2020
Nike: Câu chuyện Lì xì và Đôi giày chạy cho Tết Canh Tý 2020
07:05, 19/01/2020
5 mẫu tay ga nhập khẩu được `săn lùng` nhiều nhất dịp cận Tết Canh Tý 2020
09:19, 14/01/2020
Chuyện thưởng tết Canh Tý 2020
05:50, 19/12/2019
Giá lợn thịt có bình ổn trong dịp tết Canh Tý?
04:00, 13/12/2019
Tết Canh Tý: Hàng hóa dồi dào, giá cả bình ổn
14:20, 06/12/2019
Trong các ngày Tết từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 2 Tết người dân chủ yếu vui xuân, chơi Tết, thị trường chưa sôi động lại do các cơ sở kinh doanh nghỉ Tết và phần lớn người tiêu dùng đã mua hàng dự trữ từ những ngày trước đó. Tại các địa phương lớn như TP. HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, một số siêu thị cam kết mở cửa trở lại từ trưa hoặc chiều mùng 1 Tết (hệ thống siêu thị Aeon khu vực miền Bắc mở từ 12h đến 22h, Aeon khu vực miền Nam mở từ 11h00 đến 22h00), ngoài ra một số chuỗi hệ thống cửa hàng tiện lợi Circle K, 24h Cheers... mở cửa xuyên Tết phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Trước Tết, nhìn chung các đơn vị ngành Công Thương đã có nhiều biện pháp tích cực sản xuất kinh doanh phục vụ Tết Nguyên đán Canh Tý. Hôm nay là ngày nghỉ thứ hai của kỳ Tết Nguyên đán, hầu hết các doanh nghiệp đã nghỉ Tết, không sản xuất kinh doanh, tình hình sản xuất, kinh doanh chung tính đến 11h00 ngày 30 tết như sau: Ngành thép và ngành cơ khí, chế tạo: Các doanh nghiệp thép đều dừng sản xuất kinh doanh trừ các doanh nghiệp có lò cao như Formorsa Hà Tĩnh, Công ty TNHH khoáng sản và luyện kim Việt Trung, Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên và Công ty cổ phần Thép Hòa phát Hải Dương. Các doanh nghiệp này vẫn sản xuất bình thường, riêng phần kinh doanh không thực hiện trọng dịp nghỉ Tết (xuất hàng trở lại sau kỳ nghỉ). Các doanh nghiệp khác trong ngành đều nghỉ tết (cả sản xuất và kinh doanh)
Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết, nhất là các mặt hàng thiết yếu, giữ ổn định thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, thực hiện Chỉ thị 12/CT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 21/10/2019 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, các tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị liên quan lên kế hoạch cụ thể và triển khai các hoạt động chuẩn bị hàng hóa, các chương trình phục vụ Tết, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ với giá bình ổn nhằm bảo đảm phục vụ nhân dân đón Tết vui vẻ, an toàn, tiết kiệm. Đến thời điểm hiện nay (ngày 24/01/2020 tức 30 Tết), các mặt hàng thiết yếu như đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho người tiêu dùng, chưa có hiện tượng thiếu hàng, tăng giá đột biến gây bất ổn thị trường.
Kiểm soát thị trường những ngày giáp Tết
Ngày 24/01/2020 (ngày 30 Tết), lực lượng QLTT cả nước tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nắm bắt tình hình nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác, nhất là kinh doanh, vận chuyển trái phép pháo nổ, thuốc lá điếu nhập lậu; lợi dụng chương trình khuyến mại, để trà trộn tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng…
Theo báo nhanh của lực lượng QLTT cả nước, đến thời điểm báo cáo nhìn chung, tình hình thị trường cơ bản ổn định, nguồn cung đảm bảo, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa, đầu cơ găm hàng, tăng giá đột biến, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán. Hàng hóa trên thị trường cả nước đến thời điểm hiện tại lưu thông sôi động hơn rất nhiều so với ngày thường, riêng mặt hàng trái cây, rau xanh có chiều hướng tăng nhẹ so với ngày 23/01/2020; mặt hàng rượu, bia ít người mua hơn so với cùng kỳ năm trước; giá dịch vụ rửa xe tăng cao đột biến so với các ngày trước tết; mặt hàng thịt lợn tươi sống giá cả ổn định.
Nhờ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và hộ kinh doanh, do vậy hàng hóa thời điểm này rất đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm dịp Tết của người tiêu dùng cả nước. Sức mua hàng hóa tiêu dùng chủ yếu là thực phẩm tươi sống, rau củ quả, bánh, kẹo, quần áo, giầy dép, lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng... tiếp tục tăng cao.
Do người dân ngày càng ý thức hơn trong việc lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe, vì vậy các hộ kinh doanh có sự chuyển biến chú trọng bán hàng có tem, nhãn và nguồn gốc rõ ràng hơn. Đa số các hộ kinh doanh đều chấp hành tốt việc thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá tạo thuận lợi cho người mua hàng. Hoạt động mua sắm tập trung chủ yếu tại các siêu thị, trung tâm thương mại do đây là nơi có nguồn hàng phong phú, đa dạng, giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo.
Nghiêm túc quán triệt thực hiện chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương và Tổng cục QLTT tại công văn số 473-CV/BCSĐ ngày 31/12/2019 của Ban Cán sự Đảng; Chỉ thị số 02/CT-BCT ngày 02/01/2020 của Bộ Công Thương; Kế hoạch số 284/KH-BCĐ 389 ngày 17/12/2019 của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Công văn số 2248/TCQLTT-THKHTC ngày 07/11/2019 của Tổng cục QLTT, ngày 24/01/2020 (30 Tết) lực lượng QLTT cả nước tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát thị trường với trọng tâm bao gồm tăng cường bám sát địa bàn, duy trì công tác kiểm tra kiểm soát để ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng quá hạn sử dụng, nhất là các loại pháo, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực và gây nguy hiểm; thường xuyên nhắc nhở các hộ kinh doanh, doanh nghiệp không bán hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng quá hạn sử dụng, thịt gia súc, gia cầm không qua kiểm dịch, thực hiện việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.
Kiểm tra kiểm soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng đối với các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết như: thực phẩm; bánh kẹo; mỳ chính (bột ngọt); rượu, bia, nước giải khát; đồ gia dụng; hàng tiêu dùng;... các loại hàng hoá giả nguồn gốc xuất xứ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Kiểm tra kiểm soát về công tác an toàn thực phẩm: đặc biệt phối hợp với các lực lượng chức năng tập trung vào khu vực các chợ đầu mối, siêu thị, kho chứa hàng đông lạnh; các đơn vị nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đông lạnh; các cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm đường phố. Tập trung vào các mặt hàng: rượu, bia, nước giải khát, sữa và các sản phẩm từ sữa, bánh mứt kẹo, dầu thực vật, tinh bột và sản phẩm từ bột; lương thực, thực phẩm đông lạnh (kể cả nhập khẩu và sản xuất trong nước), thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, rau, củ quả còn tồn dư chất bảo quản; gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm nhập lậu, chưa qua kiểm dịch, nhiễm vi sinh.
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Trong ngày 24/01/2020 (tính đến 11h00), qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường không phát hiện những diễn biến bất thường nổi cộm về buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; chưa phát hiện việc buôn bán, sử dụng pháo nổ các loại.