Tự do kinh tế - động năng phát triển: Tự do tài chính (Bài 2)

NGỌC DIỄM 20/03/2021 11:00

Trong vòng 5 năm tới, thị trường tài chính Việt Nam sẽ có tốc độ phát triển mạnh mẽ hơn, thể hiện qua tỉ lệ phần trăm dân số tham gia vào thị trường này một cách chủ động.

LTS: Việt Nam lần đầu tiên lọt nhóm nền kinh tế có “Chỉ số tự do kinh tế ở mức trung bình”. Đây cũng là “động năng” để năm 2045 Việt Nam trở thành một nước vươn tới sự thịnh vượng.

 Theo kế hoạch của Ủy ban chứng khoán, đến năm 2025 sẽ là 5 % dân số tham gia thị trường chứng khoán.

Theo kế hoạch của Ủy ban chứng khoán, đến năm 2025 sẽ là 5 % dân số tham gia thị trường chứng khoán.

Chuyên gia Phan Lê Thành Long - Giám đốc Viện Nghiên cứu Kế toán Úc (CMA) cho biết, nhìn từ góc độ tự do tài chính, tiền tệ sẽ thấy, trong một thập kỷ qua, thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam đã phát triển rất nhiều so với những năm 2000, với các lý do chính như: Thứ nhất, về chính sách điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước trong việc cởi mở với thị trường tiền tệ, thể hiện ở việc lãi suất không biến động, tỉ lệ lạm phát ổn định, nhất là trong giai đoạn COVID-19 vừa qua.

Thứ hai, ở góc độ doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại đã có bước phát triển rất lớn trong hệ thống quản trị ngân hàng.

Ở thị trường vốn, cụ thể là thị trường chứng khoán, quy mô các doanh nghiệp niêm yết tăng cả về lượng và về chất, bằng chứng là số lượng doanh nghiệp niêm yết lớn hơn rất nhiều, đứng đầu là khối doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, quy mô của người tham gia kể cả những người tham gia về mặt cá nhân cũng tăng lên gấp nhiều lần. “Theo kế hoạch của Ủy ban chứng khoán, đến năm 2025 sẽ là 5 % dân số tham gia, nhưng con số có thể sẽ cao hơn nhiều”, ông Phan Lê Thành Long nhận định.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán sắp được nâng hạng mới nổi là một điểm cộng. Tuy vậy, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc nghiên cứu, phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam vẫn khuyến nghị: Việt Nam nên loại bớt những loại hình kinh doanh có điều kiện như hiện nay, bởi như vậy sẽ giúp cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào nhiều ngành nghề hấp dẫn hơn, như nhóm ngành ngân hàng, logistic, dầu khí...

Bên cạnh việc đưa ra thêm nhiều chỉ số và cho ban hành quỹ ETF (quỹ hoán đổi danh mục). Đây là những yếu tố giúp tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài tăng lên và và Việt Nam có thể tiệm cận nâng hạng thị trường chứng khoán hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Tự do kinh tế - động năng phát triển: Thước đo phát triển (Bài 1)

    Tự do kinh tế - động năng phát triển: Thước đo phát triển (Bài 1)

    11:00, 19/03/2021

  • Thấy gì từ chỉ số tự do kinh tế Việt Nam 2020 tăng 23 bậc?

    Thấy gì từ chỉ số tự do kinh tế Việt Nam 2020 tăng 23 bậc?

    11:40, 18/03/2020

  • Thấy gì từ việc thăng hạng chỉ số tự do kinh tế

    Thấy gì từ việc thăng hạng chỉ số tự do kinh tế

    14:00, 28/02/2019

  • Việt Nam tăng cấp trên bảng xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế 2019

    Việt Nam tăng cấp trên bảng xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế 2019

    15:24, 21/02/2019

NGỌC DIỄM