KINH TẾ CUỐI TUẦN: Thuận đà tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng GDP quý I đạt 4,48%, cao hơn mức tăng trưởng dự báo trong báo cáo tháng 1 nhưng vẫn thấp hơn so với mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 01.
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2020 ước tính tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu (EU) đang chứng kiến tình trạng suy giảm… theo Tổng cục Thống kê, chúng ta có tăng trưởng vẫn là tín hiệu tích cực hơn.
Vụ trưởng Vụ Thống kê tài khoản quốc gia Lê Trung Hiếu cho rằng, tăng trưởng quý I được hỗ trợ lớn từ ngành nông, lâm, thủy sản. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp trọng điểm trong quý I đã lấy lại đà tăng trưởng, tạo đà tăng trưởng cho quý II. Khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp quý I/2021 tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,45%, đóng góp 2,37% vào mức tăng trưởng chung. Nhiều ngành có tăng trưởng cao như thép cán, điện thoại, trang thiết bị… (Xem thêm tại đây)
Theo Fitch Solutions, sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sẽ giúp tăng cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhờ có tác động tích cực của các Hiệp định thương mại tự do như EVFTA, UKVFTA và RCEP, sản xuất công nghiệp và xây dựng, chiếm tỷ trọng 33,7% GDP vào năm 2020, sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng vào năm 2021.
Ông Lê Trung Hiếu cho hay mức tăng trưởng quý 1 thấp hơn kịch bản nên các quý tiếp theo phải gánh để đạt mục tiêu cuối cùng tăng trưởng 6,5%. (Xem thêm tại đây)
Về lạm phát, bà Vũ Thu Oanh, vụ trưởng Vụ Thống kê giá, lưu ý dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý 1/2021 tăng chỉ 0,29%, mức tăng thấp nhất trong 20 năm qua, nhưng mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm nay không dễ bởi Mỹ và các quốc gia trong khu vực tung ra nhiều gói kích thích kinh tế, giá dầu thô thế giới có xu hướng tăng mạnh. Theo tính toán, nếu giá dầu thô trung bình khoảng 60 USD/thùng thì CPI năm 2021 sẽ tăng thêm 0,9%.
Nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), trong năm 2021 và quý I/2021, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được hỗ trợ bởi ít nhất 5 yếu tố.
Một là sự thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 và giữ được ổn định kinh tế vĩ mô. Hai là sự phục hồi tăng trưởng của các thị trường đối tác lớn, có thể hỗ trợ gia tăng xuất khẩu của Việt Nam năm 2021. Ba là “thương hiệu quốc gia”. Việt Nam đang cho thấy “sức hấp dẫn” đáng kể đối với các nhà đầu tư nước ngoài FDI. Bốn là trong nội tại nền kinh tế, tiêu dùng nội địa và đầu tư công vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong phục hồi tăng trưởng kinh tế năm 2021. Năm là khu vực công nghiệp - dịch vụ có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn trong năm tới (từ mức thấp của năm 2020) nhờ sự phục hồi của thị trường tiêu thụ và các nguồn cung ứng.
Cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 31/3, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết tốc độ tăng trưởng GDP quý I đạt 4,48%, cao hơn mức tăng trưởng dự báo trong báo cáo tháng 1 nhưng vẫn thấp hơn 0,64 điểm phần trăm so với mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 01. (Xem thêm tại đây)
Do đó, Bộ trưởng cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5% thì quý II/2021, GDP cần đạt mức tăng trưởng 7,19% (cao hơn 0,08 điểm phần trăm so với Nghị quyết 01); quý III cần tăng 6,78% (cao hơn 0,07 điểm phần trăm) và quý IV cần tăng 7,16% (cao hơn 0,49 điểm phần trăm).
Theo Bộ trưởng, để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ngoài việc hỗ trợ các ngành, lĩnh vực còn gặp khó khăn, cần tập trung các giải pháp để kích thích tăng trưởng, thúc đẩy phục hồi toàn diện nền kinh tế. Và để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đặt ra là khá nặng nề. Tuy nhiên, xu hướng phục hồi kinh tế thế giới và trong nước đã rõ ràng hơn, do vậy ngoài việc hỗ trợ các ngành, lĩnh vực còn gặp khó khăn, cần tập trung các giải pháp để kích thích tăng trưởng, thúc đẩy phục hồi toàn diện nền kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng “đối thoại 2045”: Kinh tế Việt Nam phải do người Việt Nam làm chủ
17:51, 06/03/2021
Triển vọng kinh tế Việt Nam: Động lực tăng trưởng 2021
11:00, 21/02/2021
Triển vọng kinh tế Việt Nam: Nhiều thách thức phải vượt qua
04:00, 21/02/2021
Triển vọng kinh tế Việt Nam: Cơ hội từ khủng hoảng
11:00, 20/02/2021
[eMagazine] Kinh tế Việt Nam 5 năm tới: Giải pháp để phục hồi và tăng tốc
05:00, 20/02/2021