PCI ĐBSCL: Mừng và lo
Năm 2018, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) khu vực ĐBSCL tiếp tục dẫn đầu trong các vùng.
Tổng vơn 21,5 tỷ FDI, chỉ hơn Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc, thu hút FDI của 13 tỉnh thành ĐBSCL trong năm 2018 chưa bằng một tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Xuất khẩu chỉ mới bằng tỉnh Đồng Nai và chỉ bằng ½ các tỉnh Duyên hải và miền núi Bắc Bộ.
“VCCI Cần Thơ cùng các tỉnh không chỉ đánh giá riêng chỉ số PCI được gì, bao nhiểu điểm, thứ hạng mấy… mà là trao đổi những vấn đề phát triển doanh nghiệp, kiến tạo môi trường kinh doanh một cách tốt nhất”, ông Lam nhấn mạnh .
Từ vị trí thứ 12 năm 2016, Bến Tre đã tăng 7 hạng vượt lên vị trí thứ 5 vào năm 2017 và tiếp tục tiên lên vị tri thứ 4 năm 2018, thuộc nhóm điêu hành tốt. Để có được kết quả trên, trong những năm qua tỉnh Bển Tre đã tập trung chi đạo, điều hành thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao PCI gắn với việc thực hiện có hiệu quả Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp - là một trong những chương trình trọng tâm trong Nhiệm kỳ 2015-2020 của địa phương.
Bên cạnh đó, Bến Tre cũng tập trung cải cách thủ tục hành chính về đầu tư - kinh doanh, bình quân cấp phép đăng ký kinh doanh chỉ còn 1,5 ngày, nhiều trường hợp giải quyết trong một buổi nếu đảm bảo đủ hồ sư; cấp chủ trương đầu tư giảm còn 2/3 thời gian so quy định; giải quyết nhanh các thủ tục hành chính trọn gói có liên quan cho nhà đầu tư, doanh nghiệp từ khâu tìm hiểu, nghiên cứu dự án, thành lập doanh nghiệp đến sau giấy phép thông qua Tổ dịch vụ công do Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Khởi nghiệp của tỉnh đảm nhận.
Đặc biệt, Bến Tre tăng cường đối thoại với doanh nghiệp bằng nhiều hình thức. Theo đó, để tạo diễn đàn trao đổi, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, nhà đầu tư, Bến Tre tổ chức 4 diễn đàn đổi thoại doanh nghiệp hàng năm; “Cà phê doanh nghiệp”; “Bàn tròn khởi nghiệp” được tổ chức định kỳ hàng nhằm để tạo diễn đàn chia sẻ, giao lưu, định hướng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các kết nối, tư vấn; các huyện/thành phố đều có nhiều mô hình đối thoại và gặp gỡ với doanh nghiệp; thực hiện nghiêm công tác tiếp công dân theo quy định pháp luật và thực tế địa phương, tổ chức định kỳ vào ngày 20 hàng tháng; xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư: chủ động xây dựng các trục liên kết vùng qua đó góp phần vào việc xây dựng các cơ chế hoạt động, phối hợp trong việc xây dựng các định hướng phát triển kinh tế-xã hội mang tính liên kết vùng.
Theo phân tích của ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế VCCI: “Trong thời gian qua, hạ tầng kinh tế kỹ thuật của vùng đã có sự cải thiện nhất định, chất lượng hạ tầng internet, điện, nước... được doanh nghiệp đánh giá rất tốt. Tuy nhiên, sự thay đổi hạ tầng giao thông, logistics trong vùng còn rất khiêm tốn, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đứng thứ 3/6 vùng, đào tạo lao động đứng cuối trong các vùng, đây là những điểm mà các tỉnh, thành trong vùng cần lưu ý cải thiện”.