Doanh nghiệp lo chuyện hưu
"Tăng tuổi nghỉ hưu là điều “không thể trì hoãn” trong cơ cấu dân số già của Việt Nam và cũng là xu hướng của hầu hết các nước trên thế giới".
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định với DĐDN.
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét trong vài ngày tới, trong đó, đề xuất về tăng tuổi nghỉ hưu được cơ quan soạn thảo đưa ra với lộ trình 10 năm và 15 năm, bắt đầu từ năm 2021. Trước những lo ngại của cộng đồng doanh nghiệp, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có nhiều phân tích cụ thể.
- Thưa ông, nhiều doanh nghiệp và người lao động lo lắng việc tăng tuổi nghỉ hưu theo Dự thảo Luật từ năm 2021 sẽ gây xáo trộn trong thị trường lao động, thưa ông?
Về vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu Dự thảo lần này đưa ra chỉ có điểm khác là nâng lên 62 tuổi với nam và 60 với nữ. Nhưng đang có một số cách hiểu chưa chính xác, lo ngại việc “dàn hàng ngang” tất cả lao động về độ tuổi nghỉ hưu cũng như lộ trình bắt đầu từ năm 2021.
Bản chất việc tăng tuổi cũng sẽ chia thành 3 nhóm tuổi nghỉ hưu dự kiến đề xuất áp dụng.
Nhóm một, nam 62, nữ 60 áp dụng cho những người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, không nặng nhọc, độc hại hay suy giảm khả năng lao động.
Nhóm hai, người lao động làm việc trong điều kiện bị tác động, suy giảm khả năng lao động đến 61% thì được ghỉ hưu sớm. Hay người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và lao động đặc biệt khác. Nhóm này quy định được nghỉ hưu trước 5 tuổi.
Có thể bạn quan tâm
Không phải doanh nghiệp nào cũng tăng tuổi nghỉ hưu
14:30, 29/05/2019
Đại biểu Hồ Sỹ Lợi: Tăng tuổi nghỉ hưu, tăng tích lũy hưu trí
11:00, 22/05/2019
Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu sẽ kéo dài 15 năm?
08:00, 20/05/2019
Tăng tuổi nghỉ hưu cần tránh “dàn hàng ngang”
11:10, 15/05/2019
Nâng tuổi nghỉ hưu: Tránh tình trạng "trẻ lấy sức kiếm tiền, già bỏ tiền mua sức khỏe"
05:00, 02/05/2019
Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu nên chậm lại!
10:09, 30/04/2019
Tuổi hưu: Tăng - giảm có làm yên lòng?
11:15, 30/05/2019
Ngoài ra, trong nhóm này còn có những người bị suy giảm lao động, làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì có thể nghỉ hưu trước 10 năm. Tức nam có thể nghỉ hưu ở tuổi 50 và nữ dưới 50.
Nhóm thứ ba, những người làm công việc quản lý, chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao và trường hợp đặc biệt thì Chính phủ quy định kéo dài thời gian nhưng không quá 5 tuổi, tức nam không quá 67, nữ không quá 65 tuổi.
Như vậy, không phải cứ nói nâng tuổi hưu thì ai cũng phải tăng như thế, cơ bản người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại hay “chân chậm mắt mờ” đều được giảm tuổi nghỉ hưu.
Đang có một số cách hiểu chưa chính xác, lo ngại việc “dàn hàng ngang” tất cả lao động về độ tuổi nghỉ hưu cũng như lộ trình bắt đầu từ năm 2021.
Đặc biệt, bản chất việc tăng tuổi nghỉ hưu lại đi theo lộ trình, với hai phương án là 10 năm và 15 năm bắt đầu từ năm 2021. Như vậy, phải đến năm 2029 hoặc 2035 mới có lao động đạt được tuổi tối đa tức nam 62 và nữ 60, sẽ không có sự xáo trộn lớn trong thị trường lao động như cách hiểu của công luận hiện nay.
- Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất như dệt may, thuỷ sản vẫn cho biết lao động khó đảm bảo năng suất khi ở độ tuổi ngoài 50, thưa ông?
Thực tế phải nói rằng, tuổi nghỉ hưu vẫn luôn là vấn đề lớn ảnh hưởng tới thị trường lao động cũng như các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Rất khó chọn được một giải pháp tuổi hưu có thể làm hài lòng được tất cả nhóm lao động. Tuy nhiên, Ban soạn thảo đã lắng nghe tối đa, nhiều chiều các ý kiến khác nhau để đề xuất, chọn lựa phương án phù hợp nhất.
Ghi nhận của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước như da giày, thủy sản, điện tử, dệt may… lo ngại lao động ở một số vị trí không đảm bảo năng suất, do đó, cần linh hoạt trong việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của lao động trong các lĩnh vực này.
Doanh nghiệp đề xuất, Chính phủ khi quy định điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phân theo 3 nhóm cần kèm theo các danh mục ngành nghề, lĩnh vực mà tuổi về hưu sớm hơn. Hay nói cách khác là tuổi nghỉ hưu linh hoạt, vẫn đảm bảo quyền lợi người lao động. Thực tế, tại Dự thảo Luật cũng có ghi “Chính phủ quy định chi tiết”.
- Vậy rõ ràng tăng tuổi nghỉ hưu là lộ trình tất yếu, doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho lộ trình này, thưa ông?
Thực chất, từ năm 1961 đến nay chúng ta chưa điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu bởi đây là vấn đề tác động lớn tới xã hội. Ở góc độ doanh nghiệp, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu sẽ làm thay đổi cơ cấu lao động và việc làm. Vấn đề đặt ra là tuổi nghề chứ không phải tuổi hưu.
Theo đó, doanh nghiệp phải có phương án cơ cấu, sắp xếp, bố trí lại công việc phù hợp cho lao động trong từng giai đoạn tuổi. Bởi, không phải người lao động chỉ làm một công việc duy nhất trong suốt thời gian hoạt động trong thị trường lao động.
Đặc biệt với những doanh nghiệp sản xuất dây chuyền gia công như dệt may, thuỷ sản. Lao động ở khâu cắt may khi tới độ tuổi 35-40 là đã không thể đảm bảo tính chính xác, do đó có thể chuyển lao động phổ thông sang các vị trí đơn giản như cắt chỉ, đóng gói… hay lao động kỹ thuật sang các vị trí vận hành máy tay nghề cao.
Trong lĩnh vực thuỷ sản cũng vậy, có nhiều vị trí phù hợp cho các lao động lớn tuổi. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị phương án sử dụng lao động phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hiện nay.
Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cung cấp thông tin thị trường lao động, các dự báo cần thiết liên quan, và cũng là để người lao động tìm được việc làm phù hợp với thực tế.
-Xin cảm ơn ông!
Nuno Cunha, chuyên gia cao cấp về an sinh xã hội, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Tôi ủng hộ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu một cách từ từ. Theo đề xuất là mỗi năm tăng 3 tháng và bắt đầu tăng từ năm 2021, nghĩa là đến tận năm 2025 mới có người phụ nữ đầu tiên nghỉ hưu ở tuổi 56 và đến năm 2029 mới nghỉ ở tuổi 57. Theo tôi, 4 năm tăng 1 tuổi nghỉ hưu không phải là sốc. Việc tăng tuổi nghỉ hưu từ từ như vậy cho phép người dân và nền kinh tế điều chỉnh theo. Chỉ có một vấn đề chúng thấy là vẫn còn sự khác biệt giữa tuổi nghỉ hưu của nam và nữ. Nhiều người nói sẽ là công bằng nếu cho phép phụ nữ nghỉ hưu sớm vì bên cạnh làm việc họ còn thực hiện chức năng chăm sóc gia đình làm họ bận rộn hơn. Một số người cũng nói là phụ nữ cần nghỉ hưu sớm vì sức khỏe của họ không bằng nam giới. Những điều trên hoàn toàn sai lầm. Phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới. Về nguyên tắc, sức khỏe của phụ nữ sau giai đoạn chăm sóc con cái bằng hoặc tốt hơn sức khỏe đàn ông. Nếu nghỉ hưu sớm, phụ nữ sẽ có lương hưu thấp hơn (lương hưu của đàn ông) do thời gian đóng góp ít hơn, và thông thường phụ nữ có lương thấp hơn với nam giới (trong cùng công việc), trong khi thực tế là phụ nữ lại sống lâu hơn nam giới. Do vậy, cách công bằng nhất là cần phải tiến tới cân bằng tuổi nghỉ hưu nam và nữ, cho phép phụ nữ nghỉ hưu với mức lương hưu cao hơn. Hy vọng trong tương lai, nếu có thể tăng, tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ đều là 65. Nguyễn Hữu Dũng, chuyên gia lao động: Trong 2 phương án mà Bộ Lao động Thương binh xã hội đưa ra, tôi chọn phương án 1 tăng với tốc độ chậm hơn phương án 2, thị trường lao động có cơ hội điều chỉnh thuận lợi hơn. Tuy nhiên, Ban soạn thảo cần tiếp tục phân tích cho kỹ, mức nâng tuổi nghỉ hưu của nam là 2 năm, nữ 5 năm thì biên độ tăng của nam thấp hơn nữ. Điều này đồng nghĩa với lao động nữ bị sức ép về tăng tuổi nghỉ hưu nhiều và phải chịu gánh nặng hơn so với nam. Việc tăng tuổi nghỉ hưu là phù hợp trong bối cảnh tuổi thọ bình quân của người Việt ngày càng tăng lên. Tuy nhiên việc tăng này cần có đánh giá đầy đủ sự tác động của bộ luật đối với các đối tượng bị ảnh hưởng, đặc biệt là tác động này đối với cơ hội việc làm đối với người trẻ. Ban soạn thảo cần làm rõ việc tiền lương hưu có tăng lên không khi tuổi lao động người lao động được kéo dài ra, nếu tăng thì có bảo đảm an toàn quỹ bảo hiểm xã hội không? |