Hợp tác doanh nghiệp Việt - Ý trong nền kinh tế tuần hoàn
Việc hợp tác giữa doanh nghiệp hai quốc gia Việt - Ý trong việc ứng dụng công nghệ vào nền kinh tế tuần hoàn được kỳ vọng sẽ hướng tới phát triển bền vững
Hiện nay, nền kinh tế tuần hoàn đang mở ra cơ hội thị trường toàn cầu với trị giá khoảng 4.500 tỷ USD, tạo ra việc làm mới; đồng thời giúp doanh nghiệp giảm thiểu bớt các rủi ro khan hiếm nguyên liệu và biến động giá tài nguyên, đón đầu các chính sách mới của các Chính phủ trong việc định hướng hoạt động của các doanh nghiệp theo chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển bền vững của quốc gia.
Đây cũng là trọng tâm được nhiều chính phủ trên khắp thế giới chú trọng đẩy mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là thông qua việc thúc đẩy hợp tác song phương và các hoạt động giao thương giữa các cộng đồng doanh nghiệp để ứng dụng công nghệ cao hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
VCCI sát cánh cùng doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh
16:01, 03/06/2019
VCCI: Nên công bố danh mục các tuyến luồng hàng hải thực hiện duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc
12:23, 03/06/2019
VCCI ký kết thoả thuận hợp tác với Nhật báo Hàn Quốc (HANKOOK ILBO)
23:02, 17/05/2019
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Cần khuôn khổ pháp lý minh bạch và an toàn trong đầu tư PPP
12:20, 07/05/2019
Trong hội thảo "Công nghệ Ý cho nền kinh tế tuần hoàn và thông minh tại Việt Nam" do Thương vụ Italia (ITA), phối hợp với Đại sứ quán Italia cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, Thủ tướng Italia Giuseppe Conte đã nhấn mạnh vào tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và thông minh.
Thủ tướng Ý cho biết, chính phủ Ý đang cùng doanh nghiệp đưa ra những chính sách, chương trình rõ ràng và cụ thể để thay đổi cơ chế, chung tay đóng góp vào việc xây dựng nước Ý tốt đẹp hơn, sử dụng năng lượng sạch hướng tới phát triển bền vững bằng việc ứng dụng công nghệ cao trong chuỗi sản xuất.
Bên cạnh đó, trong quá trình thúc đẩy đầu tư và chương trình hợp tác quốc tế với các đối tác chiến lược trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, Thủ tướng Ý nhận định, Việt Nam cũng chú trọng phát triển sản xuất với chi phí thấp với hàm lượng công nghệ ngày càng cao, quan tâm đến số hoá trong bối cảnh công nghiệp 4.0.
"Ý đang sở hữu 800 viện nghiên cứu công nghệ cao hoàn toàn có thể hỗ trợ Việt Nam thực hiện đổi mới công nghệ. Trong khi Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn với nền công nghiệp thông minh, hai nền kinh tế hoàn toàn có thể hỗ trợ nhau hướng đến phát triển bền vững và tạo ra giá trị gia tăng", Thủ tướng nhấn mạnh.
Cụ thể đã có một số mô hình thành công về sự hỗ trợ của Italia cho các công ty Việt Nam trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm. Trung tâm đào tạo công nghệ giày dép Italia -Việt là một ví dụ trong việc chuyển giao công nghệ, tư vấn và đào tạo giảng viên trong ngành giày dép.
Từ đó, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte khẳng định, hai bên có thể tăng cường hợp tác để nâng mức kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD. Việt Nam có 1 vị trí kép, vừa có thể là thị trường tiêu thụ cũng vừa có thể là đối tác sản xuất của các doanh nghiệp Italia trong bối cảnh công nghiệp 4.0.
TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho biết, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển trong bối cảnh yêu cầu một mô hình tăng trưởng mới. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với xu hướng thân thiện môi trường là chủ trương quan trọng của Chính phủ.
Đồng thời, chính phủ Việt Nam cũng rất quan tâm và tham gia tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Cùng với đó, hàng năm, Thủ tướng chính phủ đều trực tiếp chủ trì hội nghị quốc gia về phát triển bền vững do Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh thuộc VCCI và Ngân hàng Thế giới tổ chức cho thấy chính phủ rất quan tâm đến vai trò của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
Theo Chủ tịch VCCI, Việt Nam đang tập trung chú trọng thu hút FDI một cách chọn lọc và định hướng FDI đến những lĩnh vực có công nghệ cao, đặc biệt là thân thiện với môi trường. Mỗi năm Việt Nam cần thêm 25 tỷ USD vào đầu tư cơ sở hạ tầng và không thể đầu tư bằng nguồn vốn ODA như trước kia nữa mà phải thông qua hợp tác công tư.
"Với định hướng mới, mục tiêu mới, các nước có thế mạnh như Ý sẽ trở thành đối tác ngày càng quan trọng của Việt Nam bởi các doanh nghiệp Ý năm giữ nhiều công nghệ hàng đầu thế giới. Việc hợp tác giữa doanh nghiệp Ý và Việt Nam sẽ trở thành động lực trong giai đoạn phát triển mới của hai nước", Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Để cụ thể hóa việc hợp tác hai bên, TS Vũ Tiến Lộc đã đề nghị VCCI sẽ cùng liên đoàn công nghệ Ý ký kết thỏa thuận để thành lập hội đồng doanh nghiệp hỗn hợp Ý – Việt Nam để tập hợp các doanh nghiệp hàng đầu và có tiềm năng lớn để doanh nghiệp hai bên xây dựng cơ chế làm việc, trao đổi thông tin, công nghệ, thiết lập không gian kinh doanh bền vững, an toàn.