Phạt 300 triệu đồng đối với hành vi ép buộc trong kinh doanh
Tại dự thảo Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Bộ Công Thương dự kiến mức phạt đối với hành vi ép buộc trong kinh doanh là từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng.
Cụ thể, phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi quy định nêu trên trong các trường hợp sau: Ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh; hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Ngoài việc bị phạt tiền này, doanh nghiệp vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh: Nhiều quy định chưa hợp lý
21:18, 23/12/2018
Luật Cạnh tranh 2018: Khi tư duy kinh tế kết hợp cùng tư duy pháp lý
11:00, 03/09/2018
Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó; b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
Đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức: a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.