Phát triển bền vững - bài toán không của riêng ai

Lê Hải 06/07/2018 11:20

Phát triển bền vững (PTBV) không phải là bài toán của riêng các “ông lớn”, mà của tất cả các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp).

Phát triển bền vững là xu hướng tất yếu và là yếu tố làm thay đổi tư duy trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như chiến lược của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, một quy luật mang tính hiển nhiên và bất biến, đó là mọi sự thay đổi trong tư duy đều không hề đơn giản và đi cùng với đó những khó khăn và trở ngại.

p/CEO phải thuyết phục và cho các cổ đông thấy được những lợi ích mà phát triển bền vững mang lại.

CEO phải thuyết phục và cho các cổ đông thấy được những lợi ích mà phát triển bền vững mang lại.

Cần thay đổi tư duy

Hiện nay, 95% các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu là các DNNVV, thậm chí là doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong số đó, không ít doanh nghiệp đang phải đối diện với nhiều vấn đề khó khăn trước mắt, và chưa thể xây dựng được cho mình một chiến lược dài hạn. Trong khi đó, PTBV lại đòi hỏi các yếu tố đầu tư mang tính dài hạn. Cũng bởi vậy, không ít doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV cho rằng vấn đề PTBV là bài toán chỉ dành cho các “ông lớn”.

Liên quan đến vấn đề này, chương trình CEO - Chìa khóa thành công trên VTV1 đã đưa lên sóng chủ đề “DNGĐ – Nền tảng vững bền” với sự tham gia của ông Vũ Tiến Dũng - Chủ tịch HĐQT CTCP Dịch vụ Đại lý Thuế và Tư vấn Đào tạo Tâm Việt.
Chương trình đề cập đến câu chuyện của Vinesta- một DNGĐ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông sản, thực phẩm.

Con đường tất yếu

Sau khi đã IPO thành công, căn cứ vào tốc độ tăng trưởng cũng như kỳ vọng của nhiều cổ đông và nhà đầu tư tiềm năng, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, CEO đã đề xuất với HĐQT tích hợp các mục tiêu PTBV, xây dựng Vinesta thành một doanh nghiệp PTBV hàng đầu ở Việt Nam, đưa Vinesta vào danh mục chỉ số phát triển bền vững VNSI. Tuy nhiên, đề xuất này ngay lập tức đã “vấp” phải sự phản đối từ các thành viên HĐQT.
Theo bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PwC Việt Nam: PTBV không phải là bài toán đơn thuần của các “ông lớn”, mà của tất cả các doanh nghiệp, kể cả DNNVV. Bởi tất cả các doanh nghiệp đều đang tham gia vào chuỗi sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp lớn (không ít thì nhiều). Và một khi đã tham gia vào chuỗi cơ cấu đó thì chắc chắn các doanh nghiệp đều phải nghĩ đến vấn đề này.

Ông Phạm Đình Đoàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái khẳng định: Sớm hay muộn các doanh nghiệp Việt Nam cũng đều phải đi theo con đường PTBV, bởi đó là một xu thế tất yếu. Do vậy, CEO phải thuyết phục và cho các cổ đông thấy được những lợi ích mà PTBV mang lại; cho họ thấy nó như “con gà - quả trứng”. “Việc đó có thể chưa thực sự tốt cho doanh nghiệp trong một hai năm đầu nhưng chắc chắn có thể mang lại hiệu quả trong những năm tiếp theo. Và nếu doanh nghiệp không chú trọng thì sẽ mất cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư lớn. Cuối cùng, doanh nghiệp chỉ loanh quanh ở một thị trường nhỏ hẹp”, ông Đoàn nhấn mạnh. 

Lê Hải