TCty xi măng Việt Nam (VICEM): Khát vọng tìm ra công nghệ thu hồi tuần hoàn tự nhiên
Ngày 09/02/2020 tại Hà Nội, TCty xi măng VN (VICEM) và hãng FLSmidth thiết lập biên bản hợp tác “Tuyên bố Hà Nội” thông điệp đến thế giới phát kiến, phát minh công nghệ sản xuất xi măng thế hệ mới.
Với chủ đề (ZERO EMISSION - NATURAL CYCLE) – ngành Xi măng (Không phát thải - Thu hồi để tuần hoàn tự nhiên, tuần hoàn sống).
Chương trình hợp tác sẽ được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp lý tuân thủ chuẩn mực quốc tế và luật pháp Việt Nam. VICEM xác định các giá trị của các phát minh, phát kiến mới về công nghệ sẽ tạo ra các lợi ích cho quốc gia Việt Nam và thế giới, những người công nhân xi măng một lần nữa tiếp tục thực hiện sứ mệnh vươn tầm thế giới sau 120 năm lịch sử.Không phát ra các khí thải ảnh hưởng đến môi trường
Theo ông Bùi Hồng Minh – TGĐ VICEM cho biết: Nhìn lại trong qúa trình nhiều thập kỷ qua, Ngành Xi măng mặc dù đã tạo ra một loại vật liệu chủ yếu rất quan trọng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các quốc gia, tuy nhiên ngành Xi măng cũng đã phải tiêu tốn nhiều nguyên liệu, tài nguyên hóa thạch không tái tạo như đá vôi, đất sét, quặng sắt. Hiệu suất sử dụng nhiệt và điện chưa tối ưu, gián tiếp tác động đến môi trường sống như: Quá trình nung luyện clinker, nghiền xi măng đã tạo ra thêm bụi và các khí thải có ảnh hưởng xấu đến môi trường như khí CO2, CO, NOx, SOX…Đặc biệt, đã lâu ngành Xi măng không sáng tạo thêm các giá trị kinh tế vượt trội.
Hiện sản lượng xi măng Việt Nam đạt khoảng 100 triệu tấn/năm, quy mô lớn thứ 4 trên thế giới, đáp ứng đủ nhu cầu xi măng trong nước và một phần dành cho xuất khẩu. Vicem là doanh nghiệp nhà nước chiếm gần 34% thị phần trong nước và đảm nhận vai trò là nòng cốt của ngành xi măng Việt Nam. Vicem luôn nỗ lực nghiên cứu, đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh; hợp tác với nhiều hãng sản xuất chế tạo dây chuyền thiết bị sản xuất xi măng hàng đầu trên thế giới.
Từ nhận thức đó, sau quá trình nghiên cứu độc lập và hợp tác, VICEM và FLSmidth (Hãng hàng đầu thế giới về công nghệ và chế tạo thiết bị dây chuyền sản xuất xi măng với bề dầy kinh nghiệm 137 năm) cho rằng Nhà sản xuất chuyên nghiệp và nhà sáng tạo công nghệ cần phải hợp tác để nghiên cứu, phát kiến, phát minh công nghệ sản xuất xi măng thế hệ mới làm thay đổi căn bản công nghệ hiện nay với mục tiêu, sứ mệnh là: Giảm tối đa, tiến tới sử dụng không đáng kể nguyên liệu, tài nguyên hóa thạch, tài nguyên không tái tạo. Không phát ra các khí thải ảnh hưởng đến môi trường, thu hồi tuần hoàn khí thải có ích, trả lại môi trường tuân theo quy luật của tự nhiên. Nâng hiệu suất và tối ưu hóa việc sử dụng nhiệt trong quá trình sản xuất, tiến tới thay thế hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch. Đồng thời tăng khả năng thu hồi nhiệt, kết hợp với công nghệ hơi nước để phát điện, vừa tự cung cấp điện cho dây chuyền sản xuất, vừa có thể cung ứng điện cho xã hội.
Hiện nay, Việt Nam là một trong 5 nước sản xuất xi măng hàng đầu thế giới, đồng thời việc sản xuất xi măng cũng tiêu tốn nhiều năng lượng do đó việc áp dụng công nghệ giải pháp xanh trong ngành công nghiệp xi măng sẽ tận dụng tối đa các chất thải của các ngành công nghiệp và các ngành kinh tế khác, cùng các chất thải trong hoạt động hàng ngày của xã hội (rác thải, bùn thải, các loại chất thải khác) tạo ra nhiệt để thay thế nhiên liệu, nguyên liệu trong sản xuất, vừa đảm bảo làm sạch môi trường vừa tuân theo quy luật tuần hoàn tự nhiên để ngành Xi măng trở thành ngành kinh tế tổng hợp phát triển xanh, bền vững.
Tăng trưởng quy mô sang tái cấu trúc ngành
Vừa qua, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đã giao nhiệm vụ cho VICEM thực hiện 02 Đề án: Một là đề xuất chiến lược phát triển ngành Xi măng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 báo cáo Bộ Xây dựng để trình Chính phủ và hai là Đề án tái cơ cấu toàn diện VICEM giai đoạn 2019 – 2025 trình Bộ Xây dựng phê duyệt.
Thương hiệu VICEM là một doanh nghiệp trụ cột của ngành Xi măng Việt Nam với quy mô đủ lớn, trình độ công nghệ tiên tiến, mô hình quản trị hiện đại, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế; giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết, bình ổn thị trường và định hướng ngành Xi măng phát triển phù hợp với chiến lược phát triển ngành đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và nâng cao trách nhiệm xã hội.
Trong đó, các giải pháp tăng trưởng quy mô sang tái cấu trúc ngành, đổi mới công nghệ và quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các doanh nghiệp có quy mô lớn, công nghệ hiện đại. Xây dựng và triển khai các cơ chế chính sách để thúc đẩy và quản lý các doanh nghiệp xi măng sử dụng tài nguyên có hiệu quả, đồng thời hướng đến đạt được các mục tiêu tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Quy hoạch phát triển ngành xi măng phải đảm bảo cân đối cung cầu hợp lý, tránh dư thừa công suất quá lớn gây ra áp lực cạnh tranh bằng giá lên các doanh nghiệp trong ngành. Đảm bảo an ninh kinh tế và an ninh quốc phòng đồng thời đảm bảo các chính sách ngành không vi phạm các thỏa ước quốc tế về thương mại và đầu tư mà Việt Nam tham gia. Kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu xi măng và clinker ra nước ngoài để tránh tình trạng khai thác tài nguyên xuất khẩu quá mức, gây tàn phá môi trường đồng thời gia tăng giá trị xuất khẩu tài nguyên, tận dụng phế thải của ngành công nghiệp khác như: xỷ nhiệt điện, xỷ lò cao, tro bay… Cho dù những cộng nghệ sản xuất hiện hành vẫn đảm bảo tuân thủ môi trường liên quan nhưng VICEM và FLSish tin rằng vẫn có thể tạo ra những thành tựu mang tính đột phá hướng đến sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Ông Bùi Hồng Minh chia sẻ thêm: Mục tiêu và sứ mệnh của VICEM ngoài ý tưởng mới chúng tôi cũng là nhà sản xuất xi măng chuyên nghiệp có dây chuyền nhà máy hiện đại, còn phía hãng FLSmidth có phòng thí nghiệm được nghiên cứu rất hùng mạnh ở Đan Mạch sẽ cùng hợp tác với các kỹ sư và các đơn vị của VICEM đưa các giải pháp từ phòng thì nghiệm ra ở mức quy mô công nghiệp, để ứng dụng thực tế nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp trong tương lai giúp cho các dây chuyền đang vận hành hiệu quả. Và phát minh ra công nghệ sản xuất xi măng thế hệ mới của ngành xi măng sẽ mang lại lợi ích cho quốc gia Việt Nam và trên toàn thế giới.
Sau hơn một năm tái cơ cấu toàn diện VICEM, đã không tăng thêm quy mô về sản lượng mà chuyển mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Nâng cao chất lượng tăng trưởng theo hướng nghiên cứu đổi mới công nghệ, giảm tác động môi trường, góp phần xử lý các vấn đề môi trường, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tối ưu hóa sản xuất, quản trị và kinh doanh, nâng khả năng cạnh tranh quốc tế.