ĐBSCL: Sản xuất, mua bán lúa giống vi phạm bản quyền tràn lan
Đó là ý kiến phản ánh của đa số đại biểu tại hội nghị “Thực trạng công tác quản lý giống cây trồng và đề xuất giải pháp trong thời gian tới tại các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL”.
Theo đại diện ngành nông nghiệp các tỉnh, thành trong vùng, do tình trạng lúa giống cung không đủ cầu nên ngoài cơ sở sản xuất chính quy (Viện, Trường) nên từ những năm 2008 đến 2010 ở vùng ĐBSCL bắt đầu hình thành hệ thống giống nông hộ gồm các HTX, Tổ hợp tác, Câu lạc bộ và hàng trăm ngàn hộ nông dân tham gia sản xuất giống.
Sản phẩm lúa giống sau khi làm ra một phần để gieo sạ trên ruộng nhà, phần doi dư trao đổi, mua bán giống với nhau trong cộng đồng dân cư nơi sinh sống, hoặc ký kết hợp đồng liên kết cung cấp giống cho các đơn vị thuộc hệ thống sản xuất giống chính quy.
Với diện tích trồng lúa hàng năm đạt 3,8 triệu ha thì nua cầu lúa giống của vùng này lên đến 520.000 tấn/năm. Tuy nhiên, hiện tại tổng hợp sản lượng lúa giống được sản xuất tại đây chỉ đáp ứng hơn 60% (330.000 tấn).
Do số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh lúa giống rất nhiều khó kiểm soát được nên đã và đang phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong sản xuất cũng như quản lý giống lúa.
Vi phạm bản quyền giống diễn ra khá phổ biến và khó kiểm soát, đặc biệt các giống chủ lực có bản quyền và được ưa chuộng như Nàng Hoa 9, Đài Thơm 8, OM5451, ST 24, OM18…
Theo Trung tâm Giống khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Nam bộ, nhiều đơn vị chưa tuân thủ đúng quy trình kiểm định, lấy mẫu và gửi mẫu thử nghiệm.
Mặt tồn tại hiện thời là chưa có cơ chế giám sát việc thực hiện tự công bố hợp quy của các đơn vị sản xuất kinh doanh giống lúa.
Nhiều cơ sở kinh doanh sẵn sàng cung ứng giống lúa đến tay nông dân mà không yêu cầu nhà sản xuất cung cấp chứng nhận đánh giá chất lượng.
Đa số giống do nông hộ sản xuất kinh doanh chưa được kiểm soát chất lượng theo quy định hiện hành nhưng khi lưu thông thì không đóng bao bì nhãn mác mà chỉ khai báo là cung cấp lúa thịt nên rất khó để xử lý.
Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: Ngày xưa ông bà ta có quan niệm: nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” nhưng ngày nay phải đặt vị trí giống lên hàng đầu vì tập quán tiêu dùng đã thay đổi không chỉ ăn no mà phải là ăn ngon, bổ dưỡng, an toàn.
Về những mặt hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý giống, Cục Trồng trọt đề xuất nhóm giải pháp về quy phạm pháp luật, trong đó cần tăng cường vai trò của các Hiệp hội, Hội giống cây trồng trong việc chức sản xuất, cung ứng đủ nguồn giống cây trồng đảm bảo chất lượng với giá hợp lý phục vụ cho sản xuất.
Đối với nhóm giải pháp về kỹ thuật, các địa phương chú trọng khuyến cáo nông dân áp dụng giảm lượng giống gieo sạ để giảm áp lực nguồn cung giống, giảm chi phí, để tăng lợi nhuận.
Đồng thời phải xây dựng và củng cố hệ thống nhân giống trong huyện, xã từ những HTX có năng lực, hợp tác với các doanh nghiêp sản xuất kinh doanh đúng quy định pháp luật, đáp ứng nhu cầu chung về chất lượng và phẩm cấp giống.
Bên cạnh đó mỗi địa phương cần chủ động về cơ cấu giống thích hợp, nhân rộng mô hình liên kết sản xuất khép kín từ cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu và chế biến, kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm
Vinh danh nhóm tác giả Gạo ngon nhất thế giới
17:44, 25/11/2019
Kỹ sư Hồ Quang Cua và thương hiệu “Gạo ngon nhất thế giới 2019
09:54, 26/11/2019
Gạo ngon nhất thế giới nhưng chưa được bán
16:30, 28/11/2019
Gạo ngon từ suy nghĩ đến cách làm
04:00, 20/10/2017
Thu hơn nửa tỷ đồng/năm từ sản xuất lúa giống
05:23, 19/10/2017