Lạm bàn về văn hóa doanh nhân
LTS: Với doanh nhân sức ép đối với họ không chỉ dừng lại ở việc kiếm tiền và vì thế,
họ đã tạo nên một giá trị văn hóa mới: văn hóa doanh nhân. Doanh nhân xin giới thiệu bài viết của Nữ doanh nhân Nguyễn Ngọc Tiền - CEO Công ty Bất động sản Đảo Vàng (GIS) nhân dịp 13/10.
Nếu để nói tôi thích điều gì nhất trong cuộc sống thì đó là “give and gain” - “cho đi tức là nhận lại”. Càng ngẫm nghĩ tôi càng thấy câu nói ấy thực sự đúng. Chỉ khi có thể mang đến lợi ích cho cộng đồng thì sản phẩm hoặc bất cứ điều gì bạn làm mới có thể ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng và tồn tại được. Những nữ doanh nhân cũng vậy, phải biết cân bằng giữa chất thép và sự duy mỹ của hoa hồng
QUYỀN LỰC - CHẤT THÉP KHÓ TỪ BỎ
Quyền lực là một trong những ham muốn của con người. Ai chẳng thích quyền lực. Theo tôi, quyền lực ở phái đẹp được thể hiện có phần khác với giới mày râu! Nhan sắc, sự mềm mại dẻo dai, sự kiên trì nữ tính…
Quyền lực không mang lại hạnh phúc một cách trực tiếp, nhưng nó là phương tiện để mang lại hạnh phúc thực sự! Quyền lực cũng như tiền bạc chính là phương tiện tạo ra hạnh phúc cho con người.
Quyền lực ư? Có làm nên hạnh phúc không! Nếu biết dùng quyền lực để giải quyết tốt công việc, công việc suôn sẻ, thuận lợi, thành công cũng hạnh phúc lắm chứ!
Là một người trong giới kinh doanh, tôi đã nhiều lần tự hỏi: doanh nhân khác gì với người làm nghề kinh doanh.
Theo tôi hiểu, người làm nghề kinh doanh chính là những người mưu cầu tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc kinh doanh, mua bán. Do hoàn cảnh lịch sử của nước ta, ít có những người giàu “từ trứng giàu ra” cho nên đa số những người làm nghề kinh doanh thường khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Họ yếu vốn liếng, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn kiến thức cần thiết cho chuyên môn và thiếu cả thông tin phục vụ cho nghề nghiệp. Điều này dẫn đến ở đất nước ta xuất hiện những người chủ doanh nghiệp còn hạn chế về nhiều mặt.
Còn Doanh nhân ư - họ là những người thành công trên thương trường, thành đạt trong sự nghiệp, có nhiều cống hiến cho cộng đồng và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế; được các giới khác trong xã hội quý trọng, vị nể.
Trong điều hành kinh doanh, doanh nhân thể hiện rất rõ là người có tri thức, có tính cách quyết đoán, bản lĩnh, dày dạn kinh nghiệm của người đứng đầu, người làm chủ! Khi giao tiếp và xử lý các mối quan hệ trong doanh nghiệp và ngoài xã hội, doanh nhân luôn biết cách giữ thế chủ động, biết giải quyết một cách linh hoạt mọi tình huống, phát hiện và nắm bắt rất nhanh những thông tin có lợi hoặc gây hại cho doanh nghiệp và cộng đồng. Khi hoạt động trên thương trường trong và ngoài nước, luôn chú ý giữ gìn uy tín cá nhân, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và đặc biệt chú trọng nâng cao hình ảnh đất nước.
Trong đời sống hằng ngày, họ luôn học hỏi không ngừng, rèn luyện để thích nghi với mọi hoàn cảnh, khí hậu, nơi chốn; biết hòa và quyện vào cộng đồng một cách khiêm tốn, bao dung.
Ngoài ra, họ còn là những người trọng nội dung, trọng đời sống tinh thần của chính mình và của người đối diện hơn là trọng hình thức bên ngoài. Tên gọi những người làm nghề kinh doanh có những tố chất ưu việt này là “Doanh nhân”.
Công ty bất động sản đảo vàng (gis) được nhiều nhà đầu tư uy tín biết đến như: đơn vị đầu tư và phát triển bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng hàng đầu tại “thiên đường đảo ngọc” phú quốc. Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, đặc biệt với các dự án như sunset, sonasea, royal streamy villas, royal riverside dương đông, khu phức hợp bãi vòng..., gis đã từng bước gây dựng nên nền tảng phát triển vững chắc về mọi mặt: nhân sự, tài chính, đối tác, khách hàng, uy tín thương hiệu.
ĐỘNG LỰC TỪ “VĂN HÓA DOANH NHÂN”
Trước đây, trong một thời gian dài người ta quan niệm Văn hóa và Kinh doanh là hai lĩnh vực khác biệt, giữa chúng không có mối quan hệ nào cả. Người ta lập luận rằng, Văn hóa hướng tới các giá trị của Chân - Thiện
- Mỹ, còn Kinh doanh không có mục đích nào khác ngoài việc kiếm tiền. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quan niệm trên không còn phù hợp nữa. Văn hóa không chỉ là thứ phúc lợi tinh thần, là cái đẹp để thưởng thức mà còn có mối quan hệ hữu cơ với kinh doanh.
Đối với một Doanh nhân, ngoài những phẩm chất cần có như tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm, hiểu biết, nhanh nhạy trong kinh doanh, có
Đạo đức, có cái Tâm trong sáng, biết tổ chức, hợp tác, tôn trọng mọi người nhằm tạo ra hiệu quả cho xã hội thì những ứng xử với cấp dưới, với đồng nghiệp, với đối tác sẽ góp phần tạo nên văn hóa doanh nhân. Doanh nhân ngày càng có vị trí cao trong xã hội, đóng góp phần quan trọng cho sự phát triển của đất nước, do đó đề cập đến Văn hóa doanh nhân là để các doanh nhân có thể góp phần vào phát triển kinh tế xă hội đất nước bền vững, cũng như để bản thân các doanh nghiệp phát triển bền vững, đó là điều mà doanh nhân nào cũng mong muốn.
Để cô đọng hóa cụm từ “văn hóa doanh nhân”, theo tôi, suy cho cùng đó chính là văn hóa kiếm tiền và văn hóa xài tiền của từng người chủ doanh nghiệp.
NHƯNG, THẾ NÀO LÀ VĂN HÓA DOANH NHÂN ?
Theo tôi, văn hóa doanh nhân phải được từng người chủ doanh nghiệp thể hiện một cách cụ thể trong thực tế, như:
Đối với dân tộc, phải biết đau trong cái đau, nhục trong cái nhục, vinh trong cái vinh của đất nước mình, để từ đó khơi dậy lòng tự trọng bản thân, tự ái dân tộc và tinh thần kinh doanh. Doanh nhân không chỉ chịu trách nhiệm về đồng vốn của mình mà còn chịu trách nhiệm trước dân tộc về sự thịnh, suy của nền kinh tế. Vì vậy nếu sự giàu có riêng mình mà gây phương hại cho cộng đồng, quốc gia thì kiên quyết không làm.
Đối với Nhà nước, doanh nhân có nghĩa vụ thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh, nhất là các nghĩa vụ về tài chính; doanh nhân cùng có trách nhiệm xây dựng thể chế, chính sách, góp phần dỡ bỏ những rào cản bất
hợp lý làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kinh doanh.
Đối với đồng vốn, doanh nhân luôn ý thức không đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mà luật pháp cấm; tránh xa những hoạt động buôn lậu, trốn thuế, mờ ám gây bất ổn cho cộng đồng, xã hội, dù những hoạt động đó cho lợi nhuận rất cao. Đối với đồng lời, doanh nhân luôn sử dụng đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ, như: ưu tiên tái đầu tư những dự án mang lại lợi ích cộng đồng, chú trọng bảo vệ để nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Đối với xã hội, cố gắng thể hiện bằng được tố chất «đứng mũi chịu sào», lo trước cái lo của người lao động, vui sau niềm vui của những người chung quanh, và hưởng thụ sau sự huởng thụ của cộng đồng; sẵn sàng tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ xã hội, tạo mối quan hệ tốt với các tầng lớp nhân dân nơi doanh nghiệp hoạt động.
Để từ đó - Văn hóa doanh nhân nói cách khác đó chính là nền tảng vững chắc, là mảnh đất màu mỡ để sự thịnh vượng kết trái.
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?
- Chị có cái tên rất đặc biệt, tên doanh nghiệp của chị cũng vậy, phải chăng “định mệnh” đã bắt chị... mê tiền?
(Cười) Ai nói không mê tiền là nói dối. Điều quan trọng là đồng tiền đó được làm ra bằng cách nào và tiêu chúng ra sao.
Kiếm tiền là năng lực nhưng tiêu tiền là một nghệ thuật đấy
- Bài viết của chị nói nhiều đến văn hóa doanh nhân và chị tự tin với danh xưng DOANH NHÂN?
Hiện nay tôi rất tự tin với vai trò một nữ doanh nhân. Nếu là thời điểm 10 năm trước tôi vẫn còn phải “gồng” lên khi gặp gỡ đối tác và tiếp xúc với nhân viên thì hiện nay nó đơn thuần chỉ là một... nghề.
- Một nghề ư? Chị có thể lý giải kỹ hơn?
Tôi tin rằng lựa chọn kinh doanh là một lựa chọn đường dài và bạn chỉ có thể tồn tại trên con đường này nếu có đủ quyết tâm và đam mê. Đặc biệt, với tôi, kinh doanh cũng là con đường hoàn thiện bản thân tốt nhất, hoàn thiện về tính cách và khả năng Đắc nhân tâm.
Khi làm kinh doanh, bạn phải có năng lực tạo nên sự hòa hợp và khơi gợi được sự chung tay, chia sẻ mục tiêu và khả năng chấp nhận tư duy ý tưởng của những người đồng hành. Nếu có cơ duyên kinh doanh, tôi nghĩ rằng ai cũng nên theo đuổi, vì đó là con đường tốt để khẳng định chính mình.
- Sau hơn 10 năm làm kinh doanh, chị đánh giá mình đã làm được gì và những hoài bão nào chị đang khát khao thực hiện trong sự nghiệp?
Hơn 10 năm làm kinh doanh, tôi đã hiểu được cách thức làm sao để mang đến những giá trị bền vững chứ không phải đơn thuần là giải quyết vấn đề ngay tại thời điểm xảy ra.
Tôi là một người đam mê kinh doanh, có thể không quá xuất sắc nhưng tôi thấy mình hoàn toàn phù hợp với điều đó. Vì vậy tôi chưa bao giờ cho là mình đang ở trên đỉnh cao của thành công và khiến bản thân cảm thấy gánh nặng.
Tôi luôn quan niệm rằng 1 ngày chỉ cho bạn 24 giờ và bạn phải cân bằng được cuộc sống và công việc của mình trong khoảng thời gian đó.