Vận hội mới ở Cuba
Với đất nước Cuba, bước ngoặt chuyển giao quyền lực êm thấm giữa ông Raul Castro và ông Miguel Díaz-Canel đã đặt nền móng cho quốc gia này bước vào kỷ nguyên mới.
Bước ngoặt lịch sử
Một trong những điều đáng sợ nhất của nhân loại tiến bộ là sự tranh giành quyền lực giữa các nhóm người. Điều đó ắt hẳn mang đến những mất mát, đau thương với một dân tộc. Những cuộc chuyển giao quyền lực luôn đi kèm với máu đổ đầu rơi. Nhưng với đất nước Cuba thì không.
Lần đầu tiên sau 60 năm cầm quyền ở Cuba, gia đình Castro đã thực hiện cú chuyển giao quyền lực mang tính bước ngoặt. Nói là bước ngoặt bởi trong lịch sử nhà nước và cách mạng hiếm thấy nơi đâu trên thế giới quyền lực được chuyển giao cho “người ngoài” mà không có bạo lực cách mạng.
Cố Chủ tịch Trung Quốc, Mao Trạch Đông từng nói “họng súng đẻ ra chính quyền”, đúc kết này có lý do khi nhìn vào quá khứ. Nhưng với hiện tại, những gì diễn ra ở Myanmar, sau 56 năm nằm dưới sự cai trị của chính
Có thể bạn quan tâm
|
quyền quân sự, nước này năm 2016 đã có Tổng thống dân sự đầu tiên. Đó cũng là cuộc chuyển giao diễn ra trên bàn đàm phán.
Có phải nhân loại đang bước vào thời kỳ “dân chủ phi súng đạn”?. Câu hỏi này cần có thời gian dài hơn để trả lời, vì điều đó chỉ mới diễn ra ở 2 trong tổng số 193 quốc gia trên thế giới.
Nhưng với đất nước Cuba, bước ngoặt chuyển giao quyền lực êm thấm đặt nền móng cho nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bước vào kỷ nguyên mới. Có nhiều điều để nói về gia đình Castro huyền thoại, nhưng điều dũng cảm nhất, tiến bộ nhất là dám từ bỏ quyền lực.
Trên thực tế, quyền lực giống như chất gây nghiện, không dễ dàng từ bỏ, chỉ mới đây cựu Tổng thống Zimbabwe, ông Mugabe bị buộc rời chính trường vì tham quyền cố vị, nắm quyền lãnh đạo suốt nhiều năm khiến đất nước này rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Sự kiện ở Cuba khiến các thế lực thù địch với ý thức hệ cộng sản phải nhìn nhận lại rằng, chủ nghĩa cộng sản không có nghĩa là độc tài, độc quyền như lâu nay họ cố gắng tuyên truyền, mà chủ nghĩa cộng sản luôn mở đường cho nhân loại tiến tới một nền dân chủ toàn diện, hoàn thiện.
Những khó khăn, thách thức
Vào năm 2008, sau hai năm tạm giữ quyền lãnh đạo đất nước, ông Raul Castro đã tạo ra nhiều thay đổi lớn cho Cuba, như tiến hành cải cách kinh tế theo hướng mở cửa thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài và chú trọng phát triển các cơ sở tư nhân.
Từ khi giành độc lập từ Mỹ và vượt qua lệnh cấm vận, Cuba vẫn là quốc gia được yêu mến trên thế giới, nền chính trị ổn định, GDP đầu người đạt 5.539 USD. Người dân nước này được hưởng dịch vụ y tế, giáo dục thuộc loại tốt nhất thế giới.
Một trong những thành tựu lớn nhất khi mở cửa là năm 2014, Tổng thống Obama tuyên bố nối lại quan hệ bình thường với Havana sau hơn nửa thế kỷ thù địch. Cuba có đóng góp không nhỏ vào sự ổn định ở khu vực Caribe.
Bên cạnh nền móng vững chắc, Cuba còn nhiều vấn đề cần giải quyết; là quốc gia chịu thiệt nhất bởi cấm vận từ Hoa Kỳ, Cuba hầu như “cô đơn” ở khu vực Châu Mỹ. Sự phát triển ở Cuba vẫn còn độ lệch khá xa so với khu vực Mỹ Latin.
Cuba vẫn chưa có sự thống nhất tiền tệ, nước này đang sử dụng 2 đồng tiền (đồng CUC và CUP) gây bất tiện cho người dân và các giao dịch thương mại với thế giới bên ngoài.
Mặc dù ở gần Mỹ, nhưng Cuba gần như chưa có hệ thống Internet, theo thống kê chỉ khoảng 5% dân số được kết nối với thế giới, chi phí kết nối lên đến 91 USD/ giờ! Cản trở này khiến Cuba khó hòa nhập với nhịp sống kinh tế thế giới, vì vậy khái niệm cách mạng 4.0 hầu như chưa được biết đến.
Thu nhập chính của Cuba chủ yếu đến từ dịch vụ y tế, du lịch, mía đường, thuốc lá, cà phê và dược phẩm. Vắng bóng các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo. Ông Miguel Díaz-Canel, tân Chủ tịch Cuba được cho là sẽ tiếp tục các chính sách mở cửa kinh tế và xã hội trong công cuộc hiện đại hóa đất nước.
Người này cũng sẽ phải giải quyết những khó khăn, thách thức mà Cuba phải đối mặt trong những năm gần đây, đặc biệt khi nguồn cung dầu mỏ giá rẻ Venezuela đang vật lộn trong khủng hoảng, và chính quyền Mỹ dưới quyền Tổng thống Donald Trump theo đuổi một lập trường cứng rắn hơn đối với Cuba.