Mỹ và Trung "trắng tay" trong đàm phán thương mại

Cẩm Anh 24/08/2018 11:00

Cuộc đàm phán thương mại kéo dài 2 ngày giữa Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận đột phá lớn nào để giải quyết bất đồng thương mại hiện nay.

Các thành viên của phái đoàn thương mại Trung Quốc rời tòa nhà Kho bạc Hoa Kỳ tại Washington

Các thành viên của phái đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc rời tòa nhà Bộ Tài chính Hoa Kỳ sau hai ngày đàm phán.

"Chúng tôi đã kết thúc hai ngày thảo luận với các đối tác từ Trung Quốc. Hai bên đã trao đổi quan điểm về cách đạt được sự công bằng, cân bằng và có đi có lại trong mối quan hệ kinh tế", phát ngôn viên của Nhà Trắng Lindsay Walters cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung:p/“Kẻ tám lạng, người nửa cân”

    Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: “Kẻ tám lạng, người nửa cân”

    11:00, 17/08/2018

  • Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    13:30, 10/08/2018

  • Nội bộ Trung Quốc

    Nội bộ Trung Quốc "rạn nứt" vì chiến tranh thương mại

    11:00, 10/08/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng

    17:44, 05/08/2018

  • Dầu mỏ - “con bài” của Mỹ hay Trung Quốc trong chiến tranh thương mại?

    Dầu mỏ - “con bài” của Mỹ hay Trung Quốc trong chiến tranh thương mại?

    11:00, 02/08/2018

  • Bài học từ cuộc chiến tranh thương mại trong lịch sử

    Bài học từ cuộc chiến tranh thương mại trong lịch sử

    04:30, 28/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung (kỳ IV): Rủi ro từ biến động giá dầu

    Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung (kỳ IV): Rủi ro từ biến động giá dầu

    11:01, 27/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Kỳ 3): Ai phải nhượng bộ?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Kỳ 3): Ai phải nhượng bộ?

    11:04, 21/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Hải Phòng?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Hải Phòng?

    17:39, 20/07/2018

Các cuộc thảo luận bao gồm “giải quyết các vấn đề còn tồn tại của Trung Quốc”, bao gồm cả chính sách về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

Trước đó, một quan chức cao cấp của chính quyền Trump nói rằng Trung Quốc vẫn chưa giải quyết các khiếu nại của Hoa Kỳ về cáo buộc chiếm đoạt tài sản trí tuệ và trợ cấp công nghiệp của Mỹ.

"Để chúng tôi có được kết quả tích cực từ cuộc đàm phán lần này, điều quan trọng là Trung Quốc giải quyết các mối quan ngại cơ bản mà chúng tôi đã nêu ra", quan chức này cho biết và nhấn mạnh: Chúng tôi chưa thấy điều đó, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích họ giải quyết các vấn đề mà chúng tôi đã nêu ra.

Về phía Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về các cuộc đàm phán trong một cuộc họp báo hàng ngày.

"Chúng tôi hy vọng rằng phía Mỹ có thể đáp ứng một nửa yêu cầu từ phía Trung Quốc với một thái độ hợp lý và tận tâm để có được một kết quả tốt," Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.

Như vậy, đúng theo dự đoán của các chuyên gia, cuộc đàm phán giữa các quan chức cấp cao thuộc hai nền kinh tế đã kết thúc mà không có bất cứ thỏa thuân nào được đưa ra. Trong khi đó, vòng thuế quan mới được áp dụng đã đẩy Mỹ và Trung Quốc lên một nấc cao hơn của cuộc chiến thương mại.

Mức thuế mới nhất của Washington áp dụng cho 279 sản phẩm hàng hóa Trung Quốc, bao gồm chất bán dẫn, nhựa, hóa chất và thiết bị đường sắt. Trung Quốc cũng áp dụng thuế 333 sản phẩm của Hoa Kỳ bao gồm than, phế liệu đồng, nhiên liệu, sản phẩm thép, xe buýt và thiết bị y tế.

Mặc dù còn quá sớm để tính toán về mức độ thiệt hại thương mại, tuy nhiên, mức thuế quan nói trên đang bắt đầu làm gia tăng chi phí cho người tiêu dùng và doanh nghiệp ở cả hai đất nước, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh chuỗi cung ứng và giá cả.

Ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ cho biết, thuế quan sẽ làm tổn thương các công ty Mỹ nhiều hơn các công ty Trung Quốc, vì hầu hết các sản phẩm bán dẫn nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm cả những linh kiện nhỏ như chíp...

“Đưa chất bán dẫn vào danh mục hàng hóa áp thuế là một bước đi sai lầm. Người Trung Quốc không bán các chất bán dẫn của họ cho Mỹ nên các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ không bị tổn thương bởi điều này", ông Neuffer nói.

Cẩm Anh