Mỹ "khơi mào" chạy đua vũ trang hạt nhân?

Trương Khắc Trà 22/10/2018 11:01

Một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trên khắp châu Âu đang có nguy cơ bùng phát, tương tự như cuộc chạy đua đã từng diễn ra trước khi Hiệp ước INF được ký vào những năm 1980.

Điều gì xảy ra nếu thế giới rơi vào cuộc chạy đua vũ trang mới? Đó là mối họa, dù quá trình tiến lên của loài người luôn hướng đến một thế giới hòa bình, bình đẳng, giàu nghèo, mạnh yếu xích lại gần nhau hơn.

Gần đây, một vài động thái của các siêu cường khiến thế giới đang lo sợ tình trạng chia năm xẻ bảy như những năm sau thế chiến thứ hai. Chiến tranh thương mại làm cho kẻ thắng trở nên mạnh mẽ hơn, kẻ thua mất vị thế đối trọng, ảnh hưởng lớn đến hàng tỷ người còn lại.

Thậm chí một cuộc khủng hoảng hạt nhân cũng đủ sức công phá bất kỳ thành trì hòa bình ổn định nào - dù hùng mạnh đến mấy!.

Từ những thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản, Ukraine, hay tăng trưởng chóng mặt của những kho vũ khí hạt nhân ở Mỹ, Nga, Trung Quốc, buộc các nước lớn phải ký với nhau các thỏa thuận hạt nhân, nhưng trên thực tế không tiến đến cắt giảm.

Hạt nhân là loại vũ khí chiến lược, có khả năng định đoạt mọi cục diện, cuộc chiến tranh hạt nhân- nếu xảy ra, chắc chắn không bên nào chiến thắng đúng nghĩa.

Vài hôm trước Tổng thống Mỹ, D. Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF về cam kết cấm triển khai và thử các loại tên lửa tầm trung (tầm bắn 500 đến 5.500km) gọi tắt là “Hiệp định vũ khí hạt nhân tầm trung”. Hiệp định này được ký dưới thời ông Regan và Govbachev cách đây hơn 3 thập kỷ.

Nga - Mỹ lại rơi vào căng thẳng

Nga - Mỹ lại rơi vào căng thẳng

Điều đó đồng nghĩa với việc Washington có thể sản xuất và sử dụng loại tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân mà không gặp phải vướng mắc pháp lý nào. Con số 5.500km thực sự rất có “ý nghĩa” với Mỹ!

Có thể bạn quan tâm

  • Nguy cơ khủng hoảng hạt nhân toàn cầu

    Nguy cơ khủng hoảng hạt nhân toàn cầu

    05:01, 22/10/2018

  • Liệu Triều Tiên có loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân?

    Liệu Triều Tiên có loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân?

    12:13, 13/06/2018

  • Triều Tiên sẽ giải trừ vũ khí hạt nhân?

    Triều Tiên sẽ giải trừ vũ khí hạt nhân?

    05:50, 23/04/2018

  • Triều Tiên sẵn sàng tăng tốc thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên tàu ngầm

    Triều Tiên sẵn sàng tăng tốc thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên tàu ngầm

    06:04, 03/12/2017

  • Tổng thống Mỹ sẽ không được kích hoạt vũ khí hạt nhân khi Quốc hội chưa tuyên bố chiến tranh?

    Tổng thống Mỹ sẽ không được kích hoạt vũ khí hạt nhân khi Quốc hội chưa tuyên bố chiến tranh?

    15:38, 18/11/2017

  • Châu Âu có cứu vãn được thỏa thuận hạt nhân Iran?

    Châu Âu có cứu vãn được thỏa thuận hạt nhân Iran?

    04:30, 10/05/2018

  • Tính toán của Trump khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

    Tính toán của Trump khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

    14:01, 09/05/2018

Vấn đề nằm ở vùng Địa Trung Hải và Tây Á, quân lực Hoa Kỳ gặp phải trở ngại lớn trước sự hiện diện của Nga và sự phản đối của hàng loạt quốc gia trong thế giới Ảrập.

Hạm đội 2 và Hạm đội 6 của Mỹ đang thường trực ở Địa Trung Hải, nếu có thể mang tên lửa hạt nhân tầm bắn 5.500km đến đây, tức là “phủ sóng” toàn bộ vùng Vịnh!

Nhưng, việc rút khỏi cam kết hạt nhân với Nga không phải là hành động đơn phương của ông Trmup. Trước đó Moscow đã bí mật cung cấp hệ thống tên lửa được mệnh danh là “gia bảo” S300 cho Syria, đồng thời Putin còn muốn lấy đối đầu quân sự với Mỹ để thể hiện vai trò của nước lớn có nguy cơ bị lãng quên!

Trực tiếp hơn, dưới thời ông Obama, Nga từng bị cáo buộc vi phạm Hiệp định này bằng việc thử nghiệm tên lửa hành trình, sau thời gian dài phủ nhận. Mới đây Moscow thừa nhận đã phát triển thêm hệ thống tên lửa 9M729.

Cách đây chưa lâu, ông Trump đã rút khỏi cam kết hạt nhân với Iran, dĩ nhiên hành động mà Mỹ sử dụng với quốc gia vùng vịnh hoàn toàn khác với Moscow. Nhưng về cơ bản lại có cùng “mẫu số” để gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân nguy hiểm.

INF là một hiệp định song phương Nga - Mỹ, bối cảnh thế giới cách đây 30 năm có thể chưa nhận thấy mối nguy hạt nhân nào ngoài hai cường quốc này. Tuy nhiên, gần đây cả Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên…hoàn toàn có thể phát triển vũ khí hạt nhân nằm ngoài khuôn khổ INF.

Vì vậy, đây là hiệp ước đã “lỗi thời” và là nguyên nhân để Washington nhận thấy mình bị “trói buộc”, còn Nga và Trung Quốc thì không!

Tuy nhiên, INF có vai trò rất quan trọng đến an ninh của các đồng minh Mỹ ở Châu Âu - nơi thường xuyên căng thẳng với Nga. Cho nên, không một quốc gia Châu Âu nào cảm thấy yên ổn nếu Hiệp định này bị phá bỏ.

Do đó, đang có nguy xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trên khắp châu Âu, tương tự với cuộc chạy đua đã từng diễn ra trước khi Hiệp ước INF được ký vào những năm 1980.

Trương Khắc Trà