Mỹ - Trung: Từ bạn tốt đến kẻ thù "không đội trời chung”

Trương Khắc Trà 27/10/2018 04:30

Chiến tranh thương mại - bản thân nó không đủ sức sắp xếp lại trật tự toàn cầu hay tạo ra bước ngoặt làm thay đổi bản chất tình hình.

Di sản quan hệ Mỹ- Trung lớn đến mức đủ để biên khảo một công trình lớn nhất. Mối quan hệ này còn để lại nhiều bài học quan hệ quốc tế đã trở thành quy luật.

Những ngày tháng tốt đẹp

Bắt đầu từ khi tướng George Washington lãnh đạo phong trào cách mạng đánh đuổi thực dân Anh giành độc lập khai sinh Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (1776), mối thù địch Anh - Mỹ ngày một lớn, đế quốc hàng hải quyết định ngưng giao thương với Mỹ.

Trong quá trình tìm đối tác thương mại mới, năm 1784 con tàu mang quốc tịch Mỹ có tên “Hoàng hậu Trung Quốc” rời cảng New York đến Quảng Đông. Sự kiện này đặt nền móng mối quan hệ Mỹ - Trung cho đến ngày nay.

Từng có mối quan hệ tốt đẹp

Mỹ- Trung từng có mối quan hệ tốt đẹp

Thời kỳ này trong mắt người Mỹ, Trung Hoa là người bạn tuyệt vời, trong khi các nước đế quốc âm mưu mở rộng thuộc địa cho rằng Mỹ có quan điểm một Trung Quốc độc lập sẽ có lợi hơn cho thế giới, đồng thời giới chức Mỹ lúc này ủng hộ một Trung Quốc “mở cửa”.

Trên bình diện quân sự, quân đội Hoa Kỳ nhiều lần đến giúp đỡ Trung Quốc, khi Nhật Bản vùng lên trở thành cơn ác mộng của nhân loại, đỉnh điểm là Hải quân Mỹ có mặt ở Trân Châu Cảng, dẫn đến thảm kịch ngày 7/12/1941, buộc Mỹ nhảy vào tham chiến trong thế chiến thứ II.

Ngược lại, hàng triệu người Trung Quốc nhìn thấy tiềm năng “ở miền đất hứa”. Tư tưởng “tam dân” của Tôn Trung Sơn - cha đẻ của Trung Quốc hiện đại lấy cảm hứng từ nền chính trị Hoa Kỳ với các giá trị “Tam quyền”.

Đến kẻ thủ “không đội trời chung”

Bước ngoặt khiến quan hệ Trung - Mỹ trở nên xấu đi bắt đầu từ năm 1949, khi Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa chính thức độc lập, Mao Trạch Đông đánh đuổi Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan, hai bên đối đầu nhau trong chiến tranh Triều Tiên, có lúc đứng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân.

Năm 1972, khi cục diện thế giới biến đổi, Tổng thống Mỹ Nixon bắt đầu nối lại quan hệ với Bắc Kinh để cân bằng với khối Liên Xô đang trỗi dậy thách thức Mỹ và phương Tây.

Tàu chiến Mỹ và Trung quốc nhiều lần đụng độ nhau trên Biển Đông

Gần đây chiến hạm Mỹ và Trung quốc nhiều lần đụng độ nhau trên Biển Đông

Tuy nhiên, sau những sự kiện chính trị, văn hóa chấn động ở Trung Quốc và những bất đồng quá lớn về ý thức hệ, mối quan hệ Mỹ - Trung xuống dốc nghiêm trọng. Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger từng nhận định: “Nếu phát triển theo con đường trước đây, Trung Quốc sẽ trở thành một thế lực tương đối đáng sợ”.

Đúng như nhận định của Kissinger, Trung Quốc phát triển thần tốc, trở thành thế lực đáng sợ, làm thay đổi toàn diện cục diện thế giới đầu thế kỷ 21. Điều đó càng làm cho mâu thuẫn hai bên càng gay gắt, đối đầu nhau trong mọi lĩnh vực.

Xuất hiện chính sách kiềm chế Trung Quốc

Sau khi kết thúc “Chiến tranh lạnh”, chính quyền “Bush cha” nhận định, Washington có thể buộc phải “ngăn chặn hoặc kiềm chế” Bắc Kinh. Theo đó, chính quyền Washington đã chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh lâu dài giữa Mỹ và Trung Quốc về vai trò ảnh hưởng và địa vị tại lục địa Âu - Á và vành đai Thái Bình Dương.

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ và Trung Quốc chạy đua với nhau trong lĩnh vực AI

    Mỹ và Trung Quốc chạy đua với nhau trong lĩnh vực AI

    05:00, 30/09/2018

  • Mỹ và Trung Quốc

    Mỹ và Trung Quốc "lao đao" vì hạt đậu tương

    11:30, 06/09/2018

  • Mỹ và Trung Quốc tăng cường kiểm soát các tập đoàn công nghệ

    Mỹ và Trung Quốc tăng cường kiểm soát các tập đoàn công nghệ

    04:30, 31/08/2018

  • Mỹ và Trung Quốc có dễ dàng

    Mỹ và Trung Quốc có dễ dàng "đường ai nấy đi"?

    04:30, 13/08/2018

Không phải đợi đến sau “Chiến tranh lạnh” người Mỹ mới bắt đầu kiềm chế Trung Quốc, mà điều này được thể hiện ngay cả khi hai bên đang trong những ngày tháng đẹp nhất. Bằng chứng là, năm 1882, Mỹ thông qua Đạo luật “Loại trừ Trung Quốc”, đó là lần đầu tiên Hoa Kỳ giới hạn nhập cư.

Tuy nhiên, về kinh tế chính sách ngăn chặn của Washington với Trung Quốc gần như không đạt kết quả, thậm chí Mỹ còn thâm hụt thương mại khổng lồ trong buôn bán với cường quốc châu Á. Nhiều công ty Trung Quốc “thâm nhập sâu” vào thành quả khoa học công nghệ của Mỹ.

Về nội tại, những giai đoạn kinh tế Mỹ có dấu hiệu chững lại thì kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc, nếu so khối lượng GDP Trung Quốc đã là nền kinh tế số 1 thế giới.

Từ trạng thái “dấu mình chờ thời cơ”, từ vị thế được khai phá, Trung Quốc ngày nay trở thành mối đe dọa với nhân loại. Hai giáo sư người Mỹ là Peter Navarro và Greg Autry đã xuất bản cuốn sách “Death by China” (tạm dịch: Cái chết bởi Trung Quốc) mô tả những mối họa có thể xuất hiện song hành với chủ nghĩa bành trướng.

Màn cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung lớn nhất trong gần 20 năm đầu tiên của thế kỷ 21 chính là cuộc chiến tranh thương mại được Tổng thống Trunp phát động cách đây 3 tháng. Mặc dù ông Trump đang nắm đằng chuôi nhưng rất khó đoán cục diện bởi một Trung Quốc túc kế đa mưu.

Đến thời điểm này có thể thấy rằng, Hoa Kỳ chưa bao giờ chậm trễ trong việc dè chừng sự trỗi dậy của Trung Quốc, song không ít chính sách kìm hãm của Washington bị vô hiệu hóa.

Trên thực tế, chiến tranh thương mại không thể sắp xếp lại trật tự toàn cầu hay tạo ra bước ngoặt làm thay đổi bản chất tình hình. Điều đó có nghĩa, nếu mâu thuẫn không thể giải quyết, thì không ngoại trừ khả năng phải dùng đến vũ trang để xử lý (!?).

Trương Khắc Trà