Toan tính của Trung Quốc khi thắt chặt quan hệ với Philippines

Trương Khắc Trà 23/11/2018 04:32

Philippines là “cánh cửa” vô cùng quan trọng với Bắc Kinh, vì mục tiêu không phải là một vài đảo chìm, đảo nổi mà là túi dầu khổng lồ và đường hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông.

Sau 13 năm kể từ chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào, ông Tập Cận Bình là Chủ tịch đầu tiên của Trung Quốc đại lục đã thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đến Philippines.

Tổng thống Duterte tiếp đón ông Tập một cách nồng nhiệt, hơn cả một nghi thức ngoại giao thông thường. Thậm chí, Tổng thống Philippines còn nhã ý mời Chủ tịch Trung Quốc đến nhà riêng và nghe ái nữ của mình hát tặng bản nhạc tiếng Trung. Tuy nhiên, tấm thịnh tình này đã bị từ chối.

Mối bang giaoTrung Quốc và Philippines đang

Mối bang giaoTrung Quốc và Philippines đang cho thấy nhiều tiến triển

Philippines chưa có nhiều ảnh hưởng về kinh tế đối với khu vực, nhưng địa chính trị của nước này là rất quan trọng đối với tình hình Biển Đông và Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc đang toan tính gì trong

    Trung Quốc đang toan tính gì trong "nước cờ" phố Wall?

    04:32, 19/11/2018

  • ASEAN quan trọng thế nào trong thế kỷ 21?

    ASEAN quan trọng thế nào trong thế kỷ 21?

    04:30, 15/11/2018

  • ASEAN trong

    ASEAN trong "bàn cờ" Mỹ - Trung

    04:39, 14/11/2018

Manila từng kiện Bắc Kinh ra Tòa quốc tế vì cái gọi là “đường chín đoạn” xâm phạm chủ quyền. Tình hình còn căng thẳng trên bãi cạn - phía Philippines gọi là Scarborough, còn Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Nhưng Trung Quốc không lấy làm “khó chịu”, mà vẫn nỗ lực cứu vớt mỗi bang giao này.

Phillippines được tuyên thắng kiện trong một phiên tòa mà phía Trung Quốc không có mặt. Cho đến nay bên thua kiện vẫn chưa đưa ra bình luận nào về sự kiện này. Đây được coi là một sự im lặng đầy toan tính. Phải chăng Trung Quốc đang tìm kế sách cao tay thuần phục Manila?

Điều gì khiến Philippines vốn là đồng minh truyền thống của Mỹ bỗng dưng quay ngoắt về phía Trung Quốc? Ông Duterte bắt đầu được biết đến sau màn chỉ trích gay gắt Mỹ khi mới lên nắm quyền, Obama  và Trump từng là nạn nhân “khẩu chiến” của Tổng thống Phillippines.

Những điều đó cho thấy rằng, Manila thực sự đã thay đổi chiến lược ngoại giao mang tính bước ngoặt. Rất đáng lưu ý khi ASEAN nằm trên trục đường mà Trung Quốc đang tiến ra Biển Đông -Thái Bình Dương xuống phía Nam.

Chiến lược của Washington với Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương bao vây tứ phía gồm Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Rõ ràng Bắc Kinh cần thêm đồng minh ở Đông Nam Á để khai thông bế tắc.

Philippines là “cánh cửa” vô cùng quan trọng với Bắc Kinh, nếu hai bên tiếp tục tranh chấp, bên thiệt hại nặng nề sẽ là Trung Quốc, vì mục tiêu không phải là một vài đảo chìm, đảo nổi mà là túi dầu khổng lồ và đường giao thương hàng hải quốc tế ở Biển Đông.

Châu Á - Thái Bình Dương đang ngóng làn sóng đầu từ từ Mỹ, để có ít nhất hai trục quyền lực tạo ra thế đa phương.

Nhiều quốc gia ASEAN đang tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, thực tế cho thấy quan hệ song phương rất khập khiễng vì Trung Quốc là quốc gia hùng cường, có đủ các công cụ về kinh tế, quân sự để biến việc chung thành việc riêng.

Diễn đàn APEC 26 là ví dụ cụ thể, bất đồng Mỹ - Trung bao trùm đại cục, không có tuyên bố chung chính thức nào được đưa ra, nếu không muốn nói là thất bại.

Dù muốn hay không, để giải quyết vấn đề Biển Đông bằng con đường hòa bình vẫn phải bằng đa phương hóa, theo Công ước quốc tế. Sức mạnh của ASEAN là tập hợp nhiều quốc gia, một khi có “thỏa thuận riêng” nào đó được ký kết, thì thế cô lập dần xuất hiện.

Hẳn nhiên, Bắc Kinh không muốn ASEAN có “tiếng nói chung” về biển đảo, cái bắt tay sau lưng chiến lược hợp tác Trung Quốc - ASEAN là kế sách “bẻ đũa từng chiếc”.

Việc Tổng thống Philippines bật lại tuyên bố của Tòa quốc tế có thể làm hài lòng ông Tập, nhưng lại bác bỏ hoàn toàn nỗ lực tôn trọng Công ước quốc tế. Dưới ảnh hưởng của Bắc Kinh, Manila dường như rời bỏ mục tiêu bảo vệ chủ quyền trên biển liên quan đến “đường chín đoạn”. Đây thực sự sẽ là thách thức lớn cho những quốc gia còn lại!

Trương Khắc Trà