“Mệnh đề Acton” và sự tiệm tiến của Facebook
Quyền lực càng lớn, Facebook càng dễ tha hóa (bị tha hóa) như mệnh đề Acton, có thể dẫn đến cái chết như một quy luật sinh tồn trong thế giới công nghệ.
“Quyền lực làm con người tha hóa, quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối” câu nói của Lord Acton luôn đúng với mọi hoàn cảnh, với Facebook bây giờ đang tiệm tiến tới điều tương tự.
Facebook ngày càng trở nên quyền lực nhờ nắm được thị hiếu người dùng, hay nói cách khác Mark và cộng sự của ông ta đã thỏa mãn đến tối đa mọi yêu cầu được “giãi bày”, “thể hiện”, “kiếm tiền”… nó như một thứ tôn giáo, có thể gây nghiện bất cứ ai.
Quyền lực của Facebook là mức độ phổ biến của nó, ngày càng nhiều người sử dụng nó không những để chơi, thậm chí bị biến thành công cụ phục vụ cho mục đích chính trị.
Facebook có thể gây ảnh hưởng tất cả mọi nơi, mọi lúc, từ bầu cử ở Mỹ cho đến vài diễn biến tưởng chừng không có gì đáng quan tâm; Facebook có thể giúp kẻ vô danh thành công dân thế giới; cũng có thể đưa mọi thứ trở về vạch xuất phát sau cái nháy mắt.
Quyền lực càng lớn, Facebook càng dễ tha hóa (bị tha hóa) như mệnh đề Acton, có thể dẫn đến cái chết như một quy luật sinh tồn trong thế giới công nghệ.
Đầu tiên là những bê bối liên quan đến thông tin người dùng, 50 triệu tài khoản cá nhân “rò rỉ’ ra bên ngoài, điểm đến là một công ty của Anh có tên là Cambridge Analytica.
Tuy nhiên, giám đốc công nghệ của mạng xã hội này thừa nhận con số lên tới 87 triệu khách hàng! Quả thật là một “cú tát” vào thị trường tại Mỹ và châu Âu - những nơi đề cao quyền bảo mật thông tin cá nhân.
Nhưng, rất có thể, đấy không phải là vụ thất thoát thông tin một cách vô ý, không loại trừ lý do Facebook thu lợi nhuận khổng lồ, đổi lại chỉ phải nộp phạt 645.000 USD.
Facebook còn đủ quyền lực tác động sau hậu trường chính trị Mỹ, ông Trump từng cáo buộc mạng xã hội này can thiệp vào bầu cử Mỹ giữa nhiệm kỳ (11/2018) và đã ủng hộ ứng viên Hillary Clinton hồi năm 2016.
Thượng nghị sĩ Mỹ, Elizabeth Warren tuyên bố ra ứng cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ sắp tới, bà được cho là khắc tinh của mạng xã hội khi tuyên bố “sẽ chia nhỏ Amazone, Google và Facebook” nếu đủ quyền làm điều đó.
Có thể bạn quan tâm
Facebook công bố nguyên nhân sự cố 'sập' trên toàn cầu hôm 14/3
08:34, 15/03/2019
Facebook sập toàn cầu: Người dùng có được bồi thường?
07:07, 15/03/2019
Facebook sập, toàn cầu lo lắng vì sao?
11:00, 14/03/2019
“Chúng ta có nhiều hãng công nghệ khổng lồ cho rằng họ thống trị cả thế giới. Tôi không muốn một chính phủ làm việc cho nhiều hãng công nghệ khổng lồ. Tôi muốn một chính phủ làm việc vì người dân”, bà Warren nói trước đám đông 300 người ở Long Island City (New York).
Lập tức nhiều quảng cáo của bà Elizabeth trên Facebook bị chặn lại, không lâu sau đó là sự cố “sập mạng” tồi tệ nhất trong lịch sử của hãng. Nếu sự cố năm 2008, lúc đó facebook chỉ có 50 triệu người dùng, thì lần này con số là 2,5 tỷ!
Sự cố tồi tệ gây phản ứng khắp nơi trên thế giới, hàng loạt công ty bị ảnh hưởng, cú sốc liên hoàn đến từng người dùng, nhưng nhiều giờ sau đó những cá nhân có quyền hạn tại Silicon Valley không đưa ra bất cứ bình luận gì.
Có người còn thật giả rằng, Facebook có thể làm mất hàng loạt dòng trạng thái “độc hại” của thượng nghị sĩ Elizabeth bằng cách cố ý đánh sập hệ thống của mình trong thời gian dài (!?).
Điều đó không phải không có cơ sở một khi Thượng nghị sĩ này trở thành Tổng thống Mỹ thì khả năng “chia nhỏ Amazon, Google, Facebook” là hoàn toàn khả dĩ như lời hứa.
Tuy nhiên, chỉ là nghi vấn, song thiệt hại của hàng tỷ người dùng là điều mà Facebook đã phớt lờ sau sự cố nghẽn hệ thống trầm trọng vừa qua.
Dấn vào chính trị cũng có thể là cứu cánh để Mark thoát khỏi lời nguyền như Yahoo, song như chơi dao hai lưỡi, giới chính trị có thể quyết định sự tồn tại thuần túy của một đế chế, nhưng nguồn lợi nhuận mang tính sống còn do người dùng nắm giữ.
Facebook dần cho thấy mâu thuẫn với quyền riêng tư cá nhân - một loại quyền tất cả mọi nơi trên thê giới buộc phải thừa nhận.
Facebook - trước hết là một sản phẩm công nghệ - bản thân nó khó tránh khỏi “quy luật sinh tồn”, có thể thấy rằng chu kỳ vận động của sản phẩm công nghệ bị rút lại rất ngắn trong xu hướng bùng nổ như hiện nay.
Tuổi thọ của sản phẩm công nghệ không chỉ do thị hiếu người dùng mà phần lớn phụ thuộc vào thị trường, các đối thủ cạnh tranh. Theo ước tính từ năm 2007 đến năm 2017, Apple ra 11 sản phẩm. Từ 2017 đến nay có dấu hiệu chững lại.
Dấu chấm hết của Yahoo, Nokia, Motorola…ứng vào quy luật đó, Facebook khó tránh khỏi, chỉ sớm muộn mà thôi.