Cơ hội để các cường quốc mới nổi tại châu Á thiết lập các quy tắc toàn cầu mới?

An Chi 23/04/2019 20:00

Phương Tây buộc phải chấp nhận sự gia tăng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác, nhằm tránh nguy cơ đụng độ ngày càng tăng.

Sự “độc tôn” của các nhà lãnh đạo đến từ Phương Tây?

Mới đây, Ban Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí phê chuẩn ông David Malpass – thư ký Bộ Tài chính Mỹ, làm Chủ tịch tiếp theo của tổ chức này. Theo WB, ông David Malpass được Ban giám đốc WB lựa chọn sau một quá trình chỉ định, giới thiệu “công khai và minh bạch” từ tất cả các nước thành viên WB. Song trên thực tế, ông David Malpass là ứng cử viên duy nhất được đề cử cho vị trí chủ tịch ngân hàng này.

David Malpass, phải, Chủ tịch mới được bổ nhiệm của Nhóm Ngân hàng Thế giới: Sự lãnh đạo tiếp tục được độc quyền bởi các đại diện phương Tây.

Ông David Malpass (phải) - Chủ tịch mới được bổ nhiệm của Ngân hàng Thế giới

Trước đó, vào đầu tháng 2, Cựu Chủ tịch WB Jim Yong Kim bất ngờ từ chức khi còn chưa hết nửa đầu của nhiệm kỳ thứ 2 kéo dài 5 năm. Đây được xem là bước đi nhằm mở ra cơ hội cho Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử nhân vật thích hợp vào vị trí lãnh đạo WB.

Có thể bạn quan tâm

  • Sự cô lập của Trump nổi bật khi các nhà lãnh đạo APEC ủng hộ chủ nghĩa đa phương

    Sự cô lập của Trump nổi bật khi các nhà lãnh đạo APEC ủng hộ chủ nghĩa đa phương

    22:46, 13/11/2017

Việc ông David Malpass lên nắm giữ vị trí cao nhất của WB có lẽ không phải là một điều gì đó quá ngạc nhiên. Việc các đại diện đến từ Phương Tây thường chiếm thế “độc quyền” trong các vị trí lãnh đạo của các tổ chức đa phương quan trọng nhất dường như đã trở nên quen thuộc đến mức người ta coi rằng đây là việc “tất lẽ dĩ ngẫu”.

Kể từ khi bắt đầu được thành lập vào thập niên 40, những lãnh đạo đầu tiên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới đều là người Mỹ hoặc người châu Âu. Tương tự, nhiều tổ chức quốc tế khác, chẳng hạn như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đến Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, theo cùng một truyền thống là bổ nhiệm các quan chức phương Tây.

Trên thực tế, "trật tự thế giới dựa trên quy tắc" là lý do để duy trì vị trí lãnh đạo “độc tôn” cho người Mỹ hoặc người Phương Tây. Nhưng thế giới đang dần nhận ra điều này, và chắc chắn các quốc gia còn lại sẽ bắt tay nhau để phá vỡ trật tự vô lý vốn đã tồn tại quá lâu này. Sẽ là khôn ngoan khi các cường quốc phương Tây sớm chấp nhận sự thay đổi này và chia sẻ quyền lực để giảm nguy cơ đụng độ.

Rõ ràng để đạt được một hệ thống toàn cầu công bằng và dân chủ hơn, sẽ đòi hỏi phải cân bằng lại quyền lực. Điều này không có nghĩa là Mỹ và phương Tây nên bị loại bỏ, nhưng phần còn lại của thế giới phải có tiếng nói tương xứng trong các vấn đề quốc tế.

Một trật tự thế giới mới đang hình thành?

Các quốc gia đông dân nhất thế giới, như Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Những thị trường tăng trưởng mới này là động lực cho các xu hướng lớn nhất trong công nghệ, thương mại và tài chính.

Theo giới quan sát, một trong những động thái đầu tiên, được cho là tốt nhất, là việc trao cho Ấn Độ - quốc gia có sức mạnh quân sự tính theo số lượng quân đứng hàng thứ 3 thế giới, có ngân sách quốc phòng lớn thứ 3 thế giới và nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới, một vị trí xứng đáng trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

một trong những động thái đầu tiên, được cho là tốt nhất, là việc trao cho Ấn Độ - quốc gia có sức mạnh quân sự tính theo số lượng quân đứng hàng thứ 3 thế giới, có ngân sách quốc phòng lớn thứ 3 thế giới và nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới, một vị trí xứng đáng trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Một trong những động thái tốt nhất, là việc trao cho Ấn Độ một vị trí xứng đáng trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Ảnh: Gamma-Rapho/Getty Images)

Bên cạnh đó, các tổ chức “phi Phương Tây” cũng nên được phép cạnh tranh với các tổ chức đến từ Phương Tây, chẳng hạn như Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) có trụ sở chính tại Bắc Kinh với hơn 70 quốc gia thành viên, hay Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) bao gồm 8 thành viên.

Các tổ chức do các quốc gia châu Á lãnh đạo này, thường vẫn bị cản trở bởi sự cần thiết phải được sự chấp nhận của phương Tây để tránh làm trầm trọng thêm sự chia rẽ. Điều quan trọng là các đa phương mới này phải hoạt động thành công trong các lĩnh vực vốn chịu sự ảnh hưởng của phương Tây trong quan hệ đối tác. Điều đó sẽ đảm bảo phương Tây vẫn tham gia, nhưng không chiếm ưu thế, từ đó sẽ giảm nguy cơ đụng độ hệ thống.

Phương Tây phải nhận ra rằng các thể chế đa phương phải thay đổi khi các nước đang phát triển sẽ sớm đóng những vai trò quan trọng trong bộ máy toàn cầu. Điều này sẽ phù hợp với vị trí tư tưởng cũng như thực tế chính trị của họ. Chẳng hạn, chủ nghĩa đa phương là nền tảng của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, và AIIB sẽ ưu tiên ngân sách đầu tư 3,5 tỷ USD vào năm 2018 cho chương trình này.

Cả Trung Quốc và Italy đều cho rằng thế giới cần chống chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức, thúc đẩy tự do hóa, tiện lợi hóa mậu dịch và đầu tư, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế mậu dịch Âu - Á chặt chẽ hơn, mong muốn hợp tác sâu rộng hơn trên các lĩnh vực cảng khẩu, logistic và vận tải biển.

Châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết biến đổi khí hậu, quản lý tác động của công nghệ và AI đối với việc làm, cũng như thúc đẩy thương mại toàn cầu và quản lý rủi ro an ninh mạng. Những thách thức lớn này đòi hỏi sự hiểu biết, hợp tác và tin tưởng giữa các nhà lãnh đạo, các hoạch định chính sách trên toàn cầu. 

Một thế giới hậu phương Tây sẽ là một thế giới nơi quyền lực không còn rơi vào tay một nhóm nhỏ các quốc gia – nơi họ có thể áp đặt uy quyền của họ đối với phần còn lại của thế giới thông qua các thể chế tập trung vào phương Tây. Thay vào đó, thế giới hậu phương Tây sẽ phản ánh sự thay đổi toàn cầu trong các quy trình, cấu trúc và giá trị của các tổ chức quốc tế, từ đó thúc đẩy sự thịnh vượng chung của toàn cầu.

An Chi