Mỹ khó “thoát" Trung

Trương Khắc Trà 19/07/2020 04:00

Dù Mỹ đang tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc, song điều này chưa thể diễn ra trong ngắn hạn.

Foxconn - nhà cung ứng của Apple đang có kế hoạch mở rộng đầu tư, chuỗi sản xuất tại Việt Nam sau COVID-19.

Foxconn - nhà cung ứng của Apple đang có kế hoạch mở rộng đầu tư, chuỗi sản xuất tại Việt Nam sau COVID-19.

Công ty Cung cấp dịch vụ kiểm soát chất lượng và chuỗi cung ứng QIMA đã khảo sát và đưa ra một kết luận rằng 95% công ty Mỹ đang tìm nhà cung cấp mới để “thoát Trung”.

Tiến thoái lưỡng nan

Tháng 8/2019 khi chiến tranh thương mại Mỹ- Trung lên đỉnh điểm, Tổng thống Trump đã kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ tìm cách thoát khỏi Trung Quốc, bao gồm cả việc đưa doanh nghiệp Mỹ hồi hương về nước.

Trên thực tế, các gã công nghệ khổng lồ của Mỹ như Apple, Google… đã “thấm đòn” khi Mỹ đánh thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nên muốn rời khỏi Trung Quốc ngay lập tức. Thậm chí khi Mỹ- Trung có chiều hướng mở rộng xung đột từ kinh tế, thương mại sang quân sự, chính trị, thì số lượng doanh nghiệp Mỹ muốn rời Trung Quốc tăng từ 80% năm 2019 lên 95% năm 2020.

Nhưng các doanh nghiệp này lại rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Chẳng hạn như Apple, nếu rời khỏi Trung Quốc, thì chi phí bị đội lên đáng kể, theo tính toán chỉ 1- 2% chi phí phát sinh cũng đủ để “táo khuyết” mất lợi thế cạnh tranh trước Samsung, Huawei. Nhưng nếu ở lại Trung Quốc, gói thuế 300 tỷ USD mà Trump áp vào hàng Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng không đến tập đoàn này.

Có lẽ, chuỗi cung ứng mà Trung Quốc đang nắm giữ lợi hại hơn rất nhiều so với những gì mà Nhà trắng tính toán được. Dữ liệu chuỗi cung ứng được Reuters tính toán cho thấy, Apple vẫn còn khá nhiều cam kết với Trung Quốc. Vào năm 2015, 44,9% nhà cung ứng linh kiện cho Apple là các hãng của Trung Quốc và đến năm nay, con số này đã tăng lên 47,6%.

Nhà phân tích Dan Ives của Công ty Đầu tư và Dịch vụ tài chính Wedbush cũng cho rằng, việc rút 30% sản lượng iPhone của Apple khỏi Trung Quốc không thể tiến hành sớm. Bởi chuỗi cung ứng Apple rất phức tạp và quan trọng đối với các công ty cuối cùng trong chuỗi cung ứng.

Khó chọn mặt gửi vàng

Chúng ta nói rất nhiều đến việc doanh nghiệp nước ngoài sẽ ồ ạt rời Trung Quốc, và chính chúng ta cũng từng đặt ra câu hỏi: Trung Quốc có thực lực như thế nào để đối đầu dai dẳng với Mỹ trong lĩnh vực thương mại?
Hai khía cạnh này cũng làm rõ cho một thắc mắc: Sức mạnh vật chất thực sự của nền kinh tế Trung Quốc chính là chuỗi cung ứng, được tạo nên bởi lao động, tài nguyên thiên nhiên, thể chế và trực tiếp là hệ sinh thái doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ rất linh hoạt.

Vậy nên, sẽ là ảo tưởng nếu như cho rằng, doanh nghiệp nước ngoài sẽ ồ ạt chạy khỏi Trung Quốc đại lục. Bởi vì họ bị trói chặt bởi lợi thế cạnh tranh quá hấp dẫn. Hơn nữa, chưa một quốc gia nào trên thế giới đủ sức tiếp nhận chuỗi cung ứng này. Do đó, chỉ còn cách mở rộng và đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc. Cơ hội này sẽ chia đều cho nhiều quốc gia, khu vực như Ấn Độ, Đông Nam Á, châu Mỹ,…

Từ đây, rất bài học rút ra cho các nền kinh tế mới nổi, đó là đừng ảo tưởng sẽ lấp đầy khoảng trống công nghiệp đang thiếu hụt. Nước nào có hệ thống công nghiệp hỗ trợ mạnh mẽ, linh hoạt sẽ chiến thắng trong cuộc đua thu hút làn sóng dịch chuyển từ Trung Quốc. Bởi vì, tất cả các quốc gia mới nổi đều xây dựng “thảm đỏ” khá giống nhau.

Từ thực tế này, cho thấy cuộc cạnh tranh Mỹ- Trung chưa thể phân định thắng thua trong ngắn và trung hạn. Mỹ chắc chắn không từ bỏ ý định đè bẹp đối thủ, trong khi Trung Quốc không dễ đàng đầu hàng. Do đó, việc ứng xử với mối quan hệ này thật phải tỉnh táo.

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc có thể thắng Mỹ trong cuộc đua trở thành người dẫn dắt kinh tế thế giới?

    Trung Quốc có thể thắng Mỹ trong cuộc đua trở thành người dẫn dắt kinh tế thế giới?

    10:59, 18/07/2020

  • CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TUẦN TỪ 13-18/7: Mỹ bác yêu sách

    CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TUẦN TỪ 13-18/7: Mỹ bác yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc ở Biển Đông

    06:00, 18/07/2020

  • Cố vấn Nhà Trắng: TikTok muốn không bị cấm thì tách khỏi Trung Quốc, thành công ty Mỹ

    Cố vấn Nhà Trắng: TikTok muốn không bị cấm thì tách khỏi Trung Quốc, thành công ty Mỹ

    13:19, 17/07/2020

  • Công ty khởi nghiệp AI Trung Quốc trở về nước sau lệnh cấm của Mỹ

    Công ty khởi nghiệp AI Trung Quốc trở về nước sau lệnh cấm của Mỹ

    08:38, 17/07/2020

  • Mỹ - Trung và

    Mỹ - Trung và "ám ảnh" định luật Cardwell

    14:04, 16/07/2020

Trương Khắc Trà