Thế giới đang dần xóa bỏ các biện pháp phòng COVID-19?

CẨM ANH 14/02/2022 14:22

Các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh đang dần được dỡ bỏ cho thấy thế giới đang tiến dần đến việc sống chung với COVID-19.

>>Sống chung với COVID-19: Làm gì để “mở cửa” an toàn?

Na Uy sẽ tháo bỏ các biện pháp phòng chống Covid-19 còn lại

Na Uy sẽ tháo bỏ các biện pháp phòng chống Covid-19 còn lại.

Ngày càng có nhiều quốc gia đang dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch cuối cùng với mong muốn thiết lập lại nhịp sống sau hai năm biến động vì dịch bệnh. Mới đây, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere thông báo nước này hủy bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế vì đại dịch Covid-19 còn lại.

Theo đó, người dân Na Uy không còn phải giữ khoảng cách ít nhất 1m nữa và cũng không cần đeo khẩu trang tại những nơi tập trung đông người. Các câu lạc bộ ban đêm và cơ sở giải trí khác có thể nối lại hoạt động hết công suất.

Tương tự, trong nỗ lực đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường, nhưng cũng đang gây nhiều tranh cãi khi số ca mắc mới tăng kỷ lục do biến thể Omicron dễ lây lan, Pháp bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch Covid-19, trong đó có cả quy định bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời.

Giới chức y tế các nước luôn cảnh báo rằng virus SARS-CoV-2 là một phần thực tế không thể xóa bỏ trong cuộc sống của người dân toàn cầu. Bởi lẽ, chủng virus này vẫn đang lưu hành và có khả năng xuất hiện thêm các biến thể nguy hiểm mới, hay nguy cơ tiềm ẩn từ một đợt bùng phát đột biến theo mùa khác.

Cố vấn y tế Nhà Trắng, ông Anthony Fauci cũng cho biết, Mỹ đang thoát dần ra khỏi giải đoạn đại dịch khủng hoảng toàn diện. Ông Fauci nói rõ ràng rằng Mỹ sẽ không loại bỏ được Covid-19, tuy nhiên ông tự tin rằng nước Mỹ có thể kiểm soát được virus và không còn đẩy các bệnh viện đến bờ vực quá tải hay gây gián đoạn nền kinh tế.

"Ở thời điểm đó, người ta có thể trở lại cuộc sống gần như bình thường sau hai năm gián đoạn và bất ổn do chịu ảnh hưởng từ các làn sóng lây nhiễm", ông Fauci nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, giám đốc chương trình điều phối phản ứng với đại dịch COVID-19 tại Nhà Trắng Jeff Zients khẳng định: “Tổng thống Mỹ đã nói rõ ràng rằng chúng ta đang tiến đến thời điểm mà Covid-19 sẽ không gây gián đoạn cuộc sống thường ngày của chúng ta, Covid-19 sẽ không còn là cuộc khủng hoảng, chúng ta không còn phải sợ hãi về tình trạng phong tỏa và đóng cửa, và dần dần mọi người sẽ được trở lại cuộc sống mà chúng ta luôn yêu quý”.

Trên thực tế, ngoại trừ Trung Quốc là quốc gia đang theo đuổi chiến lược “zero Covid-19”, các quốc gia khó có thể bảo toàn tuyệt đối các biện pháp hạn chế chặt chễ sau hai năm chúng khiến mọi thứ, từ công việc đến mua sắm và đi lại, bị gián đoạn.

Một số biện pháp nghiêm ngặt nhất, chẳng hạn như phong tỏa, đã đẩy phần lớn doanh nghiệp vào tình thế nguy hiểm, khiến người lao động mất việc làm cũng như buộc chính phủ phải kích hoạt các khoản vay lớn để thúc đẩy nền kinh tế. Nó cũng gây ra nhiều vấn đề khác ngoài thiệt hại kinh tế. Gần 6 triệu người đã tử vong vì COVID-19.

Trận chiến chống lại virus SARS-CoV-2 cũng gây ra một cuộc chiến chống lại khoa học và thúc đẩy các cuộc biểu tình giống như làn sóng “đoàn xe tự do” ở Canada phản đối quy định bắt buộc tiêm vaccine đối với lái xe. 

Chính vì vậy, các nước đang khuyến khích thay đổi quan điểm về đại dịch khi hướng sự tập trung vào việc tránh bệnh diễn tiến nghiêm trọng và ngăn chặn nguy cơ tử vong thay vì đưa số ca nhiễm về 0, một điều dường như khó đạt được khi Omicron xuất hiện. Ngay cả với các quốc gia thực thi chính sách zero-Covid cũng đang suy nghĩ lại về điều này.

Khi tỷ lệ nhập viện cũng như số bệnh nhân cần chăm sóc tích cực giảm xuống một cách ổn định, việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch là hợp lý. Dù vậy, việc mở cửa quá sớm sẽ làm nảy sinh nguy cơ tăng gánh nặng trở lại cho hệ thống y tế và người dân tiếp tục được yêu cầu hành động một cách thận trọng và có trách nhiệm.

>>Sống chung với COVID-19: Thái Lan triển khai 4 giai đoạn tái mở cửa

Người dân châu Âu xuống đường khi các biện pháp hạn chế được tháo bỏ

Người dân châu Âu xuống đường khi các biện pháp hạn chế được tháo bỏ

Theo Tiến sĩ Soumya Swaminathan, nhà khoa học chính tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ thật dại dột nếu như từ bỏ tất cả các biện pháp phòng ngừa ngay bây giờ. Sự xuất hiện của nhiều biến thể dễ lây lan hơn có nghĩa là ngay cả với các quốc gia giàu có với lượng vaccine dồi dào vẫn dễ bị tổn thương. 

Bên cạnh đó, chuyên gia bệnh truyền nhiễm Dale Fisher chỉ ra, biến thể Omciron có khả năng chống lại phản ứng miễn dịch tự nhiên của trẻ em tốt hơn các biến thể trước. "Trong một số điều kiện nhất định, có thể dỡ bỏ một cách thận trọng một số biện pháp phòng dịch. Các nhà chức trách cần phải sẵn sàng đối phó với tương lai khó đoán định của các biến thể mới, khả năng lây nhiễm đột biến sau tiêm vaccine và nguy cơ xảy ra các đại dịch trong tương lai", ông Fisher đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

  • Bài học phong tỏa nhìn từ Australia và Newzealand

    Bài học phong tỏa nhìn từ Australia và Newzealand

    04:36, 08/09/2021

  • Văn hóa “sống chung” thay vì “lãng quên” COVID-19

    Văn hóa “sống chung” thay vì “lãng quên” COVID-19

    15:05, 20/11/2021

  • NHỊP SỐNG MỚI: Hồi sinh và sống chung với dịch

    NHỊP SỐNG MỚI: Hồi sinh và sống chung với dịch

    04:24, 04/11/2021

  • COVID-19 lại bùng phát mạnh, Singapore sẽ từ bỏ sống chung với dịch?

    COVID-19 lại bùng phát mạnh, Singapore sẽ từ bỏ sống chung với dịch?

    04:30, 29/10/2021

  • Sống chung với COVID-19: Làm gì để “mở cửa” an toàn?

    Sống chung với COVID-19: Làm gì để “mở cửa” an toàn?

    05:00, 30/09/2021

CẨM ANH