Bầu cử Philippines ảnh hưởng thế nào đến cục diện Mỹ- Trung ở Biển Đông?
Cuộc bầu cử Tổng thống tại Philippines sẽ mang đến cơ hội thiết lập lại mối quan hệ của nước này với Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt ở Biển Đông.
>>Philippines tiếp tục gửi công hàm phản đối Trung Quốc ở Biển Đông
Hàng chục triệu người dân Philippines sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 9/5 tới để bầu cử người kế nhiệm Tổng thống Rodrigo Duterte và bầu riêng một Phó tổng thống. Do Hiến pháp quốc gia này quy định Tổng thống chỉ được giữ một nhiệm kỳ duy nhất. Do đó, Tổng thống Rodrigo Duterte không thể tái tranh cử, mặc dù ông vẫn nhận được sự tín nhiệm cao.
Người dân Philippines sẽ bầu cử Tổng thống tiếp theo trong số 10 ứng viên tiềm năng, trong đó có 5 ứng viên nổi bật. Tuy nhiên, cho đến nay các cuộc thăm dò cho thấy Ferdinand Marcos Jr đang dẫn đầu với cách biệt khá xa các đối thủ khi nhận được tỷ lệ ủng hộ là 56% trong tháng 4/2022.
Đồng thời, ông Marcos cũng được đánh giá cao về tên tuổi cũng như sự nghiệp chính trị. Được biết, những lời kêu gọi tái thiết nền kinh tế Philippines của ứng viên Ferdinand Marcos Jr đã thu hút những người ủng hộ trẻ tuổi của ông trên Facebook.
Giới quan sát chính trị nhận định, cuộc bầu cử lần này không chỉ quyết định ai sẽ là chủ nhân tiếp theo của Dinh Malacanang mà còn ảnh hưởng tới chính sách của Philippines đối với Trung Quốc và Mỹ, cũng như cục diện ở Biển Đông trong thời gian tới.
Mỹ đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Philippines, bao gồm cả việc luân chuyển hàng ngàn binh sĩ của Mỹ theo một thỏa thuận kéo dài hai thập kỷ. Đây là yếu tố quan trọng đối với chiến lược của nước này trong khu vực, nơi Washington tìm cách chống lại tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh.
Trong khi đó, những năm gần đây Manila đã cáo buộc Bắc Kinh cố gắng uy hiếp các tàu tuần duyên của họ và tập hợp một "lực lượng dân quân hàng hải" để trấn áp các tàu đánh cá của họ.
>>Philippines nói gì khi nước Anh điều tàu chiến tới Biển Đông?
Do đó, các nhà phân tích cho rằng, quyết định của Tân Tổng thống Philippines trong việc sử dụng phán quyết ở The Hague sẽ gửi tín hiệu không chỉ đến các nhà lãnh đạo của các quốc gia Đông Nam Á khác, mà còn đến Bắc Kinh.
"Philippines có tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với cả Mỹ và Trung Quốc. Dù Bắc Kinh hiện đang tập trung xử lý các vấn đề trong nước nhưng họ cũng tiếp tục mở rộng các hoạt động ở Biển Đông", ông Joshua Kurlantzick, một thành viên cấp cao về Đông Nam tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho biết.
Ông Joshua Kurlantzick cũng cho biết thêm, Mỹ chắc chắn sẽ đầu tư đáng kể để tăng sự gắn kết với bất kỳ ai sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của Philippines, đơn giản vì Philippines có tầm quan trọng chiến lược quan trọng.
Manila từ lâu đã tìm cách cân bằng các mối quan hệ với cả hai cường quốc. Do đó, Tân Tổng thống Philippines sẽ cần điều hướng mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh ông Duterte có xu hướng thân Trung Quốc.
Trong nhiều năm qua, ông Macros đã kêu gọi Manila giải quyết song phương với Bắc Kinh về các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên biển. Các nhà phê bình coi lập trường của ông là tôn trọng Trung Quốc. Đặc biệt trong những tháng gần đây, ông Macros đã gặp Đại sứ Trung Quốc Huang Xilian.
Trong khi đó, hai ứng cử viên khác là Phó tổng thống đương nhiệm Leni Robredo và Thị trưởng Manila Isko Moreno đều đã thể hiện lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc, bao gồm cam kết sẽ tận dụng phán quyết của Tòa trọng tài (ở The Hague, Hà Lan) năm 2016 về Biển Đông để bảo vệ quyền lợi của nước này.
Bởi vậy, kết quả cuộc bầu cử Philippines có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cục diện Mỹ- Trung ở Biển Đông, nhất là khi Phó tổng thống đương nhiệm Leni Robredo hoặc Thị trưởng Manila Isko Moreno trở thành Tổng thống Philippines nhiệm kỳ tới.
Có thể bạn quan tâm
Philippines tiếp tục gửi công hàm phản đối Trung Quốc ở Biển Đông
14:12, 30/09/2021
Philippines muốn cải tạo đảo Thị Tứ, Việt Nam lên tiếng phản đối
17:24, 10/06/2021
Philippines nói gì khi nước Anh điều tàu chiến tới Biển Đông?
05:00, 08/06/2021
Thấy gì từ việc Philippines gửi 100 công hàm phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông?
05:00, 02/06/2021