Nhà đầu tư cần doanh nghiệp khởi nghiệp chia sẻ rủi ro
Nghị định 38/2018/NĐ-CP của Chính phủ góp phần “khơi thông” dòng vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với các kênh đầu tư mới và hình thức đầu tư đa dạng hơn.
Đây là thông tin đã được ra tại Hội thảo “Đầu tư cho Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” được tổ chức mới đây. Theo đó, một trong những điểm mới của Nghị định 38/2018/NĐ-CP phải kể đến quy định về quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
Mở ra nhiều phương thức đầu tư mới
Theo Điều 5 của Nghị định này, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không có tư cách pháp nhân, do tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập trên cơ sở điều lệ quỹ. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không được góp vốn vào Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác.
Ngoài ra, toàn bộ số vốn góp và tài sản của các nhà đầu tư tại quỹ phải được hạch toán độc lập với công ty thực hiện quản lý quỹ.
Thêm nữa, các nhà đầu tư góp vốn thành lập quỹ tự thoả thuận về thẩm quyền quyết định dành mục đầu tư và nội dung này phải được quy định tại điều lệ quỹ và hợp đồng với công ty thực hiện quản lý quỹ (nếu có).
Kỳ vọng về những điểm mới của Nghị định 38, bà Phan Hoàng Lan, đại diện Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho biết: “Nghị định 38 ra đời đã tạo sự đồng thuận rất lớn của doanh nghiệp. Rất nhiều nhà đầu tư khi nhìn thấy chính sách của Việt Nam bắt đầu khuyến khích đầu tư khởi nghiệp đã vào tìm hiểu. Tuy nhiên, kết quả thế nào phải chờ thêm thời gian”.
Ngoài ra, bà Lan cũng cho rằng: “Các chính sách liên quan đến khởi nghiệp của Việt Nam còn đang ở mức rất mới, để hoàn thiện khung pháp lý cũng như chính sách hỗ trợ, cần khoảng 3 năm nữa mới xong. Ví dụ như việc tài trợ dành cho khởi nghiệp, hiện tại chúng ta gần như chỉ tài trợ cho những khoản liên quan đến nghiên cứu phát triển. Còn những khoản liên quan đến tìm hiểu thị trường như thế nào, đi ra nước ngoài ra sao thì hiện tại chưa có chính sách hỗ trợ”.
Tuy nhiên, điều đáng nói là theo bà Trịnh Thị Hương, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Mặc dù, Nghị định này không hoàn toàn thu hút đầu tư cho khởi nghiệp, nhưng đây lại là động thái giúp khơi thông dòng vốn cho khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc khuyến khích thành lập các công ty đầu tư khởi nghiệp sáng tạo”.
Điều đáng chú ý nhất là “Nghị định này hiện không có Thông tư hướng dẫn. Do vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn đang bổ sung thêm mã ngành, nghề đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; ngành, nghề thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo”.
Có thể bạn quan tâm
Khởi nghiệp tinh gọn – Lean Startup có thật sự hiệu quả?
06:06, 14/08/2018
Câu chuyện khởi nghiệp của 3 người bạn dám bỏ vùng an toàn để startup
04:29, 14/08/2018
Không thể vay vốn khởi nghiệp trong ngành ICT
15:50, 02/06/2017
Bài toán tìm vốn khởi nghiệp
08:25, 29/04/2017
Vốn khởi nghiệp: Hãy đi tìm 3 chữ \"F\"
08:30, 21/03/2017
Huy động vốn khởi nghiệp kinh doanh như thế nào?
10:06, 02/01/2017
Cần cơ chế đảm bảo rủi ro cho nhà đầu tư
Trong thời gian gần đây, dòng vốn đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có xu hướng tăng. Tuy nhiên, dòng vốn doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam nhận được mới chỉ dừng lại ở mức dưới 5%. Con số này cho thấy, dòng vốn đầu tư chưa thể đáp ứng được nhu cầu và còn nhiều dư địa để thu hút vốn đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp.
Chỉ ra những khó khăn khiến nhà các quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ chưa “mặn mà” với các startup hoặc có thể chưa gặp được nhau, bà Phan Hoàng Lan lý giải đó có thể là do thiếu thông tin hoặc thiếu kinh nghiệm đầu tư.
Cụ thể, có những nhà đầu tư mới chỉ có kinh nghiệm đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông thường hoặc ngược lại. Trong khi hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khác với đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ví dụ như yêu cầu, dòng vốn đầu tư sau khi đầu tư vào startup không quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Trong khi đầu tư mạo hiểm chỉ ở mức 30-40%, để đảm bảo doanh nghiệp có quyền điều hành, sáng tạo và đưa được ý tưởng của mình ra thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam cũng chưa có kinh nghiệm hoặc kỹ năng về mặt gọi vốn. Vì vậy, giữa doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư ít “gặp” được nhau.
Ngoài ra, về mặt chính sách, cũng theo bà Phan Hoàng Lan, với các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý vốn đầu tư mạo hiểm thì yếu tố mạo hiểm trong đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp rất cao, những thương vụ này theo và Lan nên cần sự chia sẻ rủi ro. “Vì vậy, để khuyến khích doanh nghiệp, quỹ đầu tư quan tâm tới các thương vụ đầu tư này, nhà đầu tư, quỹ họ phải nhìn thấy được “trách nhiệm” chia sẻ rủi ro đó. Có thể là hỗ trợ về thuế, vốn mồi...cho các doanh nghiệp khởi nghiệp”, bà Lan phân tích.