Có hay không nền tảng khởi đầu chung cho các startup Việt?
Vị thế của Việt Nam trên bản đồ startup đã có nhiều thay đổi khi thế giới được chứng kiến làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ tại quốc gia này.
Nếu như trước đây, khi đánh giá về startup tại khu vực Đông Nam Á, các chuyên gia quốc tế mới chỉ nhìn thấy các “lò khởi nghiệp” như Indonesia, Singapore, Malaysia... thì hiện nay cái tên Việt Nam ngày càng được nhắc tới nhiều hơn. Vị thế của Việt Nam trên bản đồ startup đã có nhiều thay đổi khi thế giới được chứng kiến làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ tại quốc gia này.
Thế hệ trẻ Việt Nam với giấc mơ khởi nghiệp
Theo số liệu thống kê đầu năm 2018 của Bộ khoa học và Công nghệ, hiện Việt Nam có khoảng 3.000 startup và con số này đang không ngừng tăng lên. Tổ chức Topica Founder Institute cho biết, tính riêng trong năm 2017 Việt Nam đã tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư startup với tổng số vốn hơn 291 triệu USD, tăng gần gấp đôi về số thương vụ và gần 50% về số vốn đầu tư so với năm 2016.
Tuy nhiên trên thực tế nguồn vốn đầu tư cho startup tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Theo Tech in Asia, năm 2017 Đông Nam Á đã thu hút 7,86 tỷ USD đầu tư vào khởi nghiệp. Như vậy số vốn đầu tư Việt Nam thu hút được chiếm tỷ phần rất nhỏ, chưa đến 5%. Số lượng thương vụ có gia tăng nhưng các startup thu hút vốn đầu tư ở mức dưới 1 triệu USD lại chiếm phần lớn. Số startup nhận được đầu tư với số vốn hơn 10 triệu USD rất ít, số thương vụ M&A còn hạn chế và chưa có startup nào tiến hành được việc chào bán chứng khoán ra công chúng (IPO).
Hành trang khởi nghiệp - Yếu tố cần và đủ!
Đã có không ít người quyết định rời bỏ giới hạn an toàn của bản thân để bước vào thương trường, tuy nhiên để khởi nghiệp mà chỉ có ý tưởng kinh doanh thôi là chưa đủ. Bên cạnh yếu tố mới lạ, đưa người dùng đến trải nghiệm mới... người khởi nghiệp cũng cần phải có một chiến lược cụ thể cho công cuộc định vị của doanh nghiệp mình trên thị trường. Hoặc như khi vai trò của bạn đang là một người phát minh hơn là một doanh nhân, bạn nên tìm kiếm đối tác có kinh nghiệm kinh doanh để hỗ trợ. Ngoài ra, tài chính cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu đối với các startup, nếu chưa biết chính xác thời điểm nào doanh nghiệp có thể bắt đầu thu lợi nhuận thì việc vận hành của bạn sẽ khó có thể diễn ra suôn sẻ.
Startup là một cuộc chơi đường dài, bên cạnh những startup Việt ít ỏi đã huy động thành công số vốn hàng chục triệu USD từ các quỹ đầu tư, thì phần lớn doanh nghiệp đang trong tình trạng giải thể, ngưng hoạt động. Để giảm thiểu tối đa những nguy cơ thất bại này, bạn cần trang bị cho bản thân những gì?
Khi kiến thức trở thành “mẫu số chung” của các startup
Chưa có ý kiến nào phủ nhận vai trò của kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh, đối với các startup thì nền tảng kiến thức lại càng trở nên cần thiết. Tại ĐH quốc tế RMIT, chứng chỉ sau đại học về khởi nghiệp kinh doanh sẽ mang đến cho học viên những góc nhìn chi tiết về toàn bộ quy trình khởi nghiệp, bao gồm những rủi ro, thách thức và thành quả của việc bắt đầu một dự án kinh doanh.
Thầy Steve Clark - Quản lý Chương trình MBA Đại học RMIT Việt Nam đang trò chuyện với các bạn học viên
Học viên sẽ tìm hiểu quá trình tạo dựng doanh nghiệp qua những trải nghiệm tương tác thực tiễn cùng sự tham gia của các doanh nghiệp lớn như L’Usine, Nielsen, KPMG… Sau đó, học viên sẽ học cách xây dựng nội dung cho bài thuyết trình huy động vốn và trình bày kế hoạch của mình trước một hội đồng đánh giá gồm các nhà đầu tư thực sự như quỹ VN Capital, IDG… Lựa chọn chương trình, học viên sẽ tốt nghiệp cùng những kỹ năng và kiến thức cần thiết để có thể bắt đầu khởi nghiệp trong nhiều lĩnh vực, thị trường khác nhau, giúp tăng cao cơ hội thành công trong nỗ lực kêu gọi vốn đầu tư cho dự án startup.
Startup Việt hiện ghi dấu ấn thành công của nhiều cựu sinh viên RMIT. Nguyễn Tuấn Tú với dự án Komorebi, Phạm Tuân với thương hiệu Công Bằng Corporation, Nguyễn Bùi Ngọc Diệp với việc sáng lập Freelensia,... RMIT tự tin sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho nhiều startup Việt và các bạn trẻ đang ôm ấp giấc mơ startup trong tương lai.