Những điểm yếu cần loại bỏ ngay nếu startup Việt không muốn “chết yểu”

Diễm Ngoc 27/06/2019 18:17

Mặc dù được đánh giá cao nhưng số lượng startup có thể thành công tại Việt Nam sau 3 năm đầu chỉ chiếm khoảng 18%. Những điểm yếu nào startup Việt cần khắc phục?

Không biết chọn lọc ý tưởng

Các startup Việt Nam không thiếu những ý tưởng độc đáo và mới lạ nhưng việc chọn lọc ý tưởng nào khả thi và mang lại lợi nhuận không phải là điều đơn giản. Phương pháp Minimum viable product (MVP) - sản phẩm khả dụng tối thiểu được triển khai nhanh chóng và được đưa tới tay khách hàng để nhận những đánh giá giúp cải thiện sản phẩm, dịch vụ.

cChọn lọc ý tưởng tốt sẽ giúp startup tập trung toàn bộ nguồn lực tốt nhất

cChọn lọc ý tưởng tốt sẽ giúp startup tập trung toàn bộ nguồn lực tốt nhất

Việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá ý tưởng, sắp xếp thứ tự ưu tiên để chọn ra một ý tưởng xuất sắc nhất, phù hợp nhất chính là điểm mấu chốt cho thành công của startup. Nếu bạn thấy quá hoang mang trước việc lựa chọn ý tưởng nào tốt nhất giữa một đống ý tưởng hay ho, hãy tìm kiếm phản biện sản phẩm/ mô hình kinh doanh từ những chuyên gia, mentor để nhận những lời khuyên thật sự hữu ích.

Thiếu kiến thức quản trị

Chắc chắn đây là điểm yếu dễ dàng nhận thấy nhất của startup Việt. Việc vận hành hoạt động của một dự án phức tạp hơn rất nhiều so với suy nghĩ của nhiều người. Ngay cả mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ thì bạn cũng cần biết đăng ký kinh doanh, lựa chọn địa điểm, tìm hiểu thị hiếu, điều chỉnh giá bán phù hợp với thị trường và khách hàng mục tiêu, tìm nguồn hàng chất lượng kèm theo 1 danh sách dài những việc khác.

Thiếu kiến thức là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến startup thất bại

Thiếu kiến thức là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến startup thất bại

Một số kiến thức cần thiết mà startup cần nắm vững bao gồm những hiểu biết liên quan đến luật pháp, tài chính cùng những kiến thức quản lý doanh nghiệp, chuyên môn trong kinh doanh khởi nghiệp. Chỉ với vài cú nhấp chuột trên internet hay các khóa học ngắn ngày được giảng dạy bởi các giảng viên uy tín có thể mang đến lượng kiến thức đầy đủ, hữu ích nhất.

Tại Rehoboth Việt Nam - hệ thống phòng chia sẻ kết hợp vườn ươm khởi nghiệp có trụ sở tại 219 Trung Kính, Hà Nội là nơi tổ chức những cuộc gặp gỡ mentor và các khóa đào tạo ngắn theo chuyên đề dành cho startup. Chương trình đào tạo chuyên sâu chuyển giao từ vườn ươm khởi nghiệp lâu đời nhất Hàn Quốc cũng được triển khai tại Rehoboth Việt Nam mang đến cho startup Việt nền tảng kiến thức vững chắc khi khởi nghiệp.

Chỉ chú trọng phát triển sản phẩm

Sản phẩm tốt đương nhiên sẽ khiến người dùng hài lòng và nhận được những phản hồi tốt, dễ dàng mở rộng thị trường. Thế nhưng, một trong những ảo tưởng lớn nhất của startup là cho rằng sản phẩm của mình đủ tốt để đứng đầu thị trường mà không tự nhìn ra những thiếu sót tồn tại. Bên cạnh đó, một số startup quá tâm huyết với sản phẩm của mình và thấu hiểu thị trường mục tiêu một cách sâu sắc có thể dẫn tới tình trạng over-fitted. Điều này có nghĩa rằng sản phẩm hoàn hảo (theo cách nghĩ của những người phát triển sản phẩm) nhưng lại mang đến nhiều rắc rối và phiền hà cho người dùng trong quá trình sử dụng bởi nhiều tính năng không thật sự cần thiết với họ.

Chính vì vậy, bên cạnh việc phát triển sản phẩm thì startup cần chú trọng tới các chiến lược phát triển khách hàng bằng cách nghiên cứu, tiếp cận đúng thị trường mục tiêu. Kèm theo đó, startup cũng đừng bỏ qua chiến lược tài chính, kinh doanh đảm bảo sự tồn tại của startup trước khi hết vốn, đây là điều quan trọng nhất đối với những người khởi nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp và mạng lưới quan hệ kém

Khởi nghiệp không có nghĩa rằng bạn phải làm mọi thứ một mình. Bất cứ nhà triệu phú tự thân nào cũng tìm kiếm những mối quan hệ có lợi cho công việc kinh doanh của mình ngay từ khi bắt đầu. Thiếu sự kết nối đồng nghĩa với việc bạn đánh mất nhiều cơ hội để giúp công việc của mình thuận lợi hơn. 

Thế nhưng, không phải bất cứ startup nào cũng hiểu được điều này. Họ có xu hướng tự làm một mình, hoặc cùng một số ít người cùng lý tưởng với ý nghĩ “tự đứng vững trên đôi chân chính mình”. Nhưng việc đứng vững mãi một chỗ là không đủ, bạn phải tiến lên phía trước và đến những vùng đất tốt đẹp hơn phải không? Các mối quan hệ chính là sợi dây dẫn đường cho startup đến những nơi như vậy. Hãy quan tâm đến việc cải thiện kỹ năng giao tiếp và xây dựng mạng lưới quan hệ ngay từ hôm nay với những người đang hoạt động cùng lĩnh vực, cơ quan luật pháp, các đối tác liên quan, nhà đầu tư và đặc biệt là những khách hàng của bạn.

Khởi nghiệp đồng nghĩa với việc chấp nhận những khó khăn và đứng dậy sau thất bại. Thế nhưng, đừng bao giờ cho phép mình thất bại lần thứ hai bởi chính những sai lầm đã từng xảy ra. Khắc phục ngay những điểm yếu này của startup ngay từ hôm nay để chinh phục con đường mà bạn đã lựa chọn.

Diễm Ngoc