Cần nhiều tập đoàn “đặt hàng” startup

DIỆU OANH 05/08/2023 15:01

“Cần phải có nhiều hơn nữa những doanh nghiệp chấp nhận làm “chuột bạch” thử nghiệm sản phẩm của startup”.

Đó là lời kêu gọi của Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ (NATEC), Bộ Khoa học và Công nghệ.

 Qualcomm Technologies Inc. công bố Top 3 công ty chiến thắng chung kết mùa giải thứ hai cuộc thi thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam (QVIC) 2022

Qualcomm Technologies Inc. công bố Top 3 công ty chiến thắng chung kết mùa giải thứ hai cuộc thi thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam (QVIC) 2022

Soi chiếu kinh nghiệm thế giới

Theo ông Quất, đổi mới sáng tạo mở là công cụ khai phóng nguồn lực mới cho hệ sinh thái khởi nghiệp của nhiều nước trên thế giới. Thông qua đó, các nguồn lực từ tập đoàn, tổ chức quốc tế, chính quyền địa phương, đặt ra các thách thức, thu hút những giải pháp đổi mới sáng tạo từ cộng đồng.

Ông Raimund Klein, Nhà Sáng lập và Giám đốc Điều hành Trung tâm Chuyển đổi Công nghiệp Toàn cầu (INCIT) nhấn mạnh: “Các đổi mới sáng tạo đều cần các nguồn lực từ phía bên trong và bên ngoài. Thử thách của Đổi mới Sáng tạo Mở là các tập đoàn chưa hoàn toàn mở, bởi tính cạnh tranh từ thị trường. Điều cần giải quyết chính là tìm được tiếng nói chung giữa các bên”.

Còn ông Wayne Soh, Phó chủ tịch điều hành hoạt động đầu tư tại Châu Á Thái Bình Dương của tổ chức Plug & Play cho rằng, ở những giai đoạn khác nhau có những thành tố khác nhau dẫn dắt. Dù môi trường hiện tại thế nào thì các startup tốt nhất phải là startup phát triển và tồn tại được.

Ngoài ra, đổi mới sáng tạo mở cũng được gợi ý nên có cả sáng kiến dữ liệu mở như chính phủ tại Phần Lan đã làm vì nó có thể tạo cơ sở cho doanh nhân và nhà nghiên cứu phát triển các sản phẩm và dịch vụ dựa trên việc tiếp cận những dữ liệu thống kê trên diện rộng về người dân và doanh nghiệp trong đất nước.

Đặt thách thức cho startup

Đã có nhiều startup mong muốn nhận được những đặt hàng từ các doanh nghiệp lớn/tập đoàn thông qua gợi mở các tiếp cận mới từ thị trường tới khách hàng bằng việc kết nối, từ đó tạo ra những đột phá ở các ngành.

Chia sẻ một số điển hình thành công của sự kết hợp giữa tập đoàn và startup, bà Nguyễn Thanh Thảo, Giám đốc Phát triển Kinh doanh cấp cao của Qualcomm, cho biết cuộc thi Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam (QVIC) của tập đoàn được triển khai bốn năm qua đã lựa chọn tài trợ và đào tạo cho 29 startup Việt có công nghệ sâu trong các lĩnh vực như công nghệ nông nghiệp, robotics, thành phố thông minh,...

“Dưới sự hỗ trợ của tập đoàn, các doanh nghiệp này đã khởi tạo hơn 52 bằng sáng chế, huy động được hơn 30 triệu USD vốn đầu tư, cũng như liên tục được hỗ trợ về kỹ thuật từ chuyên gia và nền tảng công nghệ mạnh mẽ của Qualcomm’, bà Thảo nói.

Ông Đặng Trường Thạch - Phó Tổng giám đốc Công ty Hệ thống Thông tin FPT thì chia sẻ cách thức doanh nghiệp này khuyến khích phát triển sáng kiến và xây dựng văn hoá chuyển đổi số từ “DNA công nghệ” trong hơn 60.000 nhân viên, triển khai hơn 4.000 sáng kiến, giúp tăng 30% năng suất làm việc tại FPT, cũng như tiết kiệm hàng trăm tỉ đồng cho các đối tác trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Khoá đào tạo cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Cơ hội nâng cao năng lực và kỹ năng dành cho Mentor

    Khoá đào tạo cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Cơ hội nâng cao năng lực và kỹ năng dành cho Mentor

    14:33, 24/07/2023

  • Khu vực Nam Trung Bộ: Nâng cao kỹ năng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

    Khu vực Nam Trung Bộ: Nâng cao kỹ năng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

    08:32, 25/05/2023

  • Cố vấn khởi nghiệp song hành cùng ý tưởng khởi nghiệp phát triển

    Cố vấn khởi nghiệp song hành cùng ý tưởng khởi nghiệp phát triển

    13:23, 23/05/2023

DIỆU OANH