Dâu núi Cấm "tắc" đầu ra

Vĩnh Sơn 06/05/2020 11:30

Do cửa khẩu quốc gia huyện Tịnh Biên-An Giang (đường xuất khẩu chính của dâu núi Cấm) vẫn đóng nên nhiều loại nông sản không thể xuất bán, khiến giá rớt thê thảm.

Nông dân núi Cấm (còn gọi là Thiên Cấm Sơn hay mệnh danh là Đà Lạt ở miền Tây) thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đang thu hoạch rộ vụ dâu nhưng do đầu ra bị hạn chế, giá giảm chỉ bằng một nửa so với mọi năm.

Anh Bùi Văn Đen (chủ vựa trái cây Đen Thảo ở chân núi Cấm) cho biết, giá dâu xuống thấp là do vụ thu hoạch trùng khớp với mùa thu hoạch dâu vườn, trồng ở các tỉnh thành ĐBSCL. Kế đến là cửa khẩu ở huyện Tịnh Biên và phía nước bạn Campuchia đều đóng, dâu núi Cấm không thể xuất khẩu qua Campuchia nên mỗi ngày vực của anh chỉ bán được từ 1-3 tấn, chủ yếu là thị trường nội địa. Ngày 29/4, dâu xanh thu mua tại vựa giá 4.500 đồng/kg và dâu vàng là 3.000 đồng/kg.

Dâu núi Cấm rớt giá thê thảm.

Dâu núi Cấm rớt giá thê thảm.

Theo anh Đen, dâu núi Cấm trồng có hai loại, đó là dâu bòn bon (chủ yếu xuất khẩu sang Campuchia); dâu màu xanh, còn gọi dâu Gia Bảo, (chủ yếu bán nội địa; phục vụ khách tham quan, du lịch). “Mấy ngày nay giá dâu cứ sụt giảm. Giờ dâu xang chỉ còn 4.500 đồng/kg và dâu vàng là 2.500 đồng/kg. Trong khi thương lái thu mua nhỏ giọt, mỗi ngày mua có 200 kg mà vườn tôi có khoảng 15 tấn dâu, thì bán biết chừng nào mới hết. Do sợ dâu rụng hết nên tôi mới xịt thuốc chống rụng trái, cầm cự. Gia đình tôi trồng dâu 17 năm nay mới gặp tình cảnh này. Hàng trăm hộ trồng dâu trên núi Cấm ai cũng chịu cảnh khốn đốn như vậy”, anh Nguyễn Thành Lộc (nhà trồng 6 công dâu trên đỉnh núi Cấm) thở dài.  

Theo ngành nông nghiệp tỉnh An Giang, hiện nay trên núi Cấm có khoảng hơn một ngàn tấn dâu đã đến ngày thu hoạch mà chưa tìm được đầu ra.

Theo ghi nhận của PV Diễn đàn Doanh nghiệp, dâu được nhà vườn trồng xen với tre mạnh tông, sầu riêng, mít… trên núi Cấm. Dâu núi Cấm được biết đến là loại trái cây sạch, vì nông dân rất ít khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Dâu được trồng trên đỉnh núi nên khi thu hoạch chỉ tính tiền mướn nhân công hái rồi thuê xe chở xuống chân núi bán thì tốn 1.000 đồng/kg. Với giá bán như hiện nay, hầu hết các hộ trồng dâu ở đây đang bị thua lỗ nặng.

Có thể bạn quan tâm

  • Du lịch An Giang: Tín hiệu phục hồi sau dịch

    Du lịch An Giang: Tín hiệu phục hồi sau dịch

    11:18, 04/05/2020

  • Vụ nghi khai thác cát lậu ở An Giang: Doanh nghiệp VLXD đã dẹp bãi tập kết cát

    Vụ nghi khai thác cát lậu ở An Giang: Doanh nghiệp VLXD đã dẹp bãi tập kết cát

    10:20, 02/05/2020

  • An Giang: Đường mới làm xong đã nứt

    An Giang: Đường mới làm xong đã nứt

    11:01, 01/05/2020

  • An Giang: Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

    An Giang: Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

    04:27, 24/04/2020

  • An Giang: Nghi vấn chủ cửa hàng vật liệu xây dựng hút cát sông để bán

    An Giang: Nghi vấn chủ cửa hàng vật liệu xây dựng hút cát sông để bán

    11:01, 22/04/2020

Vĩnh Sơn