Huyện Yên Mô (Ninh Bình) khai thác thế mạnh phát triển kinh tế toàn diện
Huyện Yên Mô (Ninh Bình) định hướng tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, đẩy mạnh tái cơ cấu chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, xây dựng nông thôn mới.
Với vùng đất rộng có địa hình đa dạng với cả đồng bằng, miền núi, vùng ven sông, vùng bán sơn địa, những năm gần đây, huyện Yên Mô (Ninh Bình) đã khai thác tốt những thế mạnh của địa phương, tiến tới mục tiêu phát triển kinh tế toàn diện.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Yên Mô định hướng tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, đẩy mạnh tái cơ cấu chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, xây dựng nông thôn mới.
Phát triển toàn diện
Huyện chú trọng xây dựng các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, khu du lịch, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo bước chuyển biến mới, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; tăng trưởng kinh tế bền vững.
Trong sản xuất nông nghiệp những năm qua, chuyển dịch theo hướng phát triển hàng hóa, cơ cấu cây trồng, mùa vụ có sự chuyển dịch mạnh, tập trung khai thác mọi tiểm năng, thế mạnh của địa phương, nâng cao giá trị thu nhập trên 1 đơn vị canh tác; đảm bảo vững chắc về an ninh lương thực. Sản xuất lương thực được mùa, diện tích lúa chất lượng cao được mở rộng ( tăng từ 61% năm 2015 lên trên 64,5% vào cuối năm năm 2019). Thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.
Thu hút đầu tư đúng quy hoạch
Đến nay toàn huyện có trên 230 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, may xuất khẩu, sản xuất cơ khí công nghiệp, xây lắp công trình.
Để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, mở rộng sản xuất. Yên Mô đã thực hiện giải pháp như: Quy hoạch, phát triển các cụm công nghiệp và điểm công nghiệp, bao gồm: Mai Sơn, Khánh Thượng, Yên Lâm , Yên Thổ (thị trấn Yên Thịnh) với tổng diện tích gần 160 ha và quy hoạch 17 điểm công nghiệp với tổng diện tích đến năm 2020 trên 200 ha. 17/17 xã, thị trấn quy hoạch đất dành cho sản xuất, kinh doanh.
Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Hệ thông đường giao thông liên huyện, liên xã đã cơ bản đạt chuẩn, đảm bảo kết nối, giao thương thuận lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn huyện ước đạt trên 8,95%. Kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm