Chốn công sở nếu thường xuyên nói 8 từ này thì chuyện tăng lương chỉ là vấn đề thời gian

Theo Trí Thức Trẻ 12/07/2019 07:49

"Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", câu nói ấy vốn đã đúng trong đời sống hàng ngày, nhưng khi vào công sở thì càng đúng hơn bao giờ hết!

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người, bởi vì nó thể hiện suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của chúng ta. Nó còn là phương tiện giao tiếp giữa người với người. Xét về cấp độ khác, ngôn ngữ có thể quyết định mối quan hệ của con người với thế giới bên ngoài. Do đó mà chúng ta phải chú ý đến lời ăn tiếng nói hàng ngày, đặc biệt là chốn công sở một nơi vô cùng phức tạp.

Người xưa có câu "lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" chỉ cho con người nói năng phải cẩn thận, nghĩ trước nghĩ sau rồi mới nói để tránh để lại hậu họa về sau và ảnh hưởng đến những người xung quanh, nói làm sao để được lòng mọi người, cho mọi người thấy mình là con người có ăn học, tế nhị và khéo léo.

Giao tiếp tốt là một lợi thế cho bạn trong cuộc sống cũng như trong công việc. Biết cách giao tiếp là làm cho người khác hiểu mình hơn, công việc được thuận lợi hơn, biết những gì nên và không nên nói chứ không phải là đi nịnh bợ người khác.

Chốn công sở, nếu bạn hường xuyên nói 8 từ này thì chuyện tăng lương chỉ là vấn đề thời gian.

"Làm phiền"

Trong công việc chúng ta nên sử dụng hai từ làm phiền, đặc biệt là những nhân viên mới. Ai ai cũng biết những người vừa mới bước chân vào bất kỳ một công ty nào thì cái gì cũng mới lạ, còn rất nhiều thứ cần phải học hỏi, cần sự chỉ giúp của người khác, cho dù bạn có thông minh đến cỡ nào đi chăng nữa chắc chắn bạn không thể biết và tự làm hết tất cả mọi việc.

Khi bạn cần người khác giúp bạn, tức là bạn đang làm chậm trễ thời gian của họ, bởi vì các bạn là đồng nghiệp của nhau, anh ta không có nghĩa vụ phải chỉ dạy cho bạn, nếu như ngay từ lúc bạn mới đến công ty hoặc trước khi cần người ta giúp đỡ bạn đã nói hai chữ làm phiền thì người ta cũng vui vẻ và kiên nhẫn hơn khi giúp đỡ bạn.

Bạn được sếp giao cho một nhiệm vụ, khi gặp khó khắn bạn đến tìm sếp và làm phiền sếp một cách khéo léo, cho dù bận cỡ nào sếp sẽ vui vẻ giúp bạn, cung cấp tài liệu cho bạn hoặc giúp bạn liên kết với một nhóm người mà ở đó họ sẽ giúp bạn hoàn thành công việc. Sếp giúp đỡ bạn vì thấy được bạn là một người có năng lực thông qua cách ứng xử giao tiếp của bạn.

"Thương lượng"

Trong công việc, khi sếp với nhân viên hay giữa các đồng nghiệp với nhau thảo luận bất kỳ một vấn đề gì đó, không phải lúc nào mọi người cũng đưa ra những quan điểm giống nhau. Khi mà ý kiến của mỗi người không đồng nhất chúng ta nên làm như thế nào? Các bạn nên dùng những lập luận chính xác của mình để thuyết phục mọi người cùng nhau ngồi lại và thương lượng đưa ra những ý kiển để giải quyết vấn đề, mọi người sẽ cảm thấy mình cũng có phần quan trọng trong công việc lần này và sẽ sẵn sàng lắng nghe bạn.

"Cảm ơn"

Cổ nhân có câu "lễ đa nhân bất quái" nghĩa là những người nhiều lễ nghĩa sẽ không bị mọi người quở trách. Bạn chú trọng đến lễ nghĩa, người khác tự dưng sẽ có cảm tình với bạn ngay từ lúc mới tiếp xúc.

Có thể có người cho rằng hay nói cảm ơn là những người sống khách sáo, không thật lòng, nhưng bạn nói hai từ cảm ơn bằng chính thái độ tôn kính của mình thì nó hoàn toàn khiến người nghe cảm thấy vui vẻ.

Chốn công sở bạn phải hiểu và biết cách vận dụng hai từ cảm ơn chính là hiểu và tôn trọng sự giúp đỡ, chăm sóc tận tình của đồng nghiệp cũng như của sếp dành cho mình. Không ai có nghĩa vụ bắt buộc phải giúp đỡ bạn. Khi nhận được sự cổ vũ hay giúp đỡ của đồng nghiệp hoặc cấp trên bạn cần phải nói lời cảm ơn chân thành nhất đến họ. Hai từ cảm ơn này không chỉ thể hiện được bạn là một người biết trước biết sau mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với sự giúp đỡ của người khác.

Mặc dù có thể là sự giúp đỡ của người khác có thể là không đem đến kết quả tôt nhất nhưng bạn vẫn nên gửi tới người đã giúp đỡ bạn lòng biết ơn sâu sắc nhất, họ sẽ tiếp tục vui vẻ giúp đỡ bạn vào những lần tiếp theo.

Ngược lại người không biết hai từ cảm ơn, không bao giờ biết nói hai từ cảm ơn đến những người đã giúp đỡ mình thì sớm muộn gì sẽ bị cho rằng là một người vô ơn rồi một ngày sẽ không còn ai quan tâm đến bạn nữa.

"Cần phải"

Ngữ khí của hai từ cần phải rất mạnh, nhưng nó rất cần thiết trong công việc. Không một ai mà có thể hoàn thành công việc mà không cần đến sự giúp đỡ của ai đó, mọi người cần phải hợp tác hộ trợ lẫn nhau trong công việc, mỗi thành viên là một mắt xích quan trọng trong công ty, nếu một mắt xích nào đó mà có vấn đề thì hậu quả của nó sẽ rất lớn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của cả một tập đoàn.

Do đó, khi bạn hợp tác với mọi người, khi bạn cần ai đó cung cấp cho bạn thứ gì đó, bạn cần nhấn mạnh tầm quan trọng của nó. Bạn cần phải cho anh ấy biết thời điểm và nội dung yêu cầu, chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo công việc hoàn thành một cách thuận lợi, như vậy mới hạn chế một cách tối đa những sai lầm không đáng có.

Theo Trí Thức Trẻ