Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của 2018

Nguyễn Việt 11/01/2018 13:31

Phát biểu tại phiên họp Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế lần thứ nhất 2018 sáng 11/1, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế khẳng định, năm 2018 hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, thách thức lớn đáng chú ý năm 2018 là phải chuẩn bị tâm thế hội nhập quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa, ngành nghề, hoàn thiện thể chế trong nước, chủ động thích ứng với hội nhập, đặc biệt lĩnh vực có tính cạnh tranh khốc liệt như chăn nuôi, trồng trọt, mía đường

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế lần thứ nhất 2018.

Do đó đòi hỏi chúng ta phải có chuyển biến mạnh mẽ và căn bản trong công tác hội nhập, đàm phán ký kết, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và chuẩn bị tâm thế trong hội nhập, tổ chức thực thi, tránh tình trạng kết quả tốt trên bàn đám phán nhưng thực thi yếu. Chúng ta phải làm sao để kết quả đàm phán vào cuộc sống, làm cho doanh nghiệp và hiệp hội tin tưởng.

Vẫn theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, thách thức lớn đáng chú ý năm 2018 là phải chuẩn bị tâm thế hội nhập quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa, ngành nghề, hoàn thiện thể chế trong nước, chủ động thích ứng với hội nhập, đặc biệt lĩnh vực có tính cạnh tranh khốc liệt như chăn nuôi, trồng trọt, mía đường.

Hội nhập được lợi nhiều về thuế quan, nhưng lại làm cho thu ngân sách giảm, nên điều chỉnh thuế nội địa là bắt buộc song phải có lộ trình, chống xói mòn cơ sở thuế, mở rộng thuế nội địa là ưu tiên”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng hội nhập tạo lợi ích thuế nhưng hàng hóa vào nhiều, cản trở từ phi thuế quan đòi hỏi hài hòa thủ tục, phối kết hợp giữa các quốc gia với nhau, tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết thêm, những biến động thị trường quốc tế và thương mại dự báo gia tăng, một số đối tác thương mại lớn đang trong quá trình điều chỉnh chiến lược, ví dụ chính sách kinh tế Mỹ khó đoán định thì phải có chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó kịp thời, đặc biệt là bảo hộ mậu dịch. Một số nước như Trung Quốc thay tăng trưởng cao là chất lượng cao, tăng trưởng thấp thì sẽ có tác động đến Việt Nam; một số thị trường như châu Phi, Trung Đông cũng chưa vào được nhiều...

“Do đó, đề nghị ban chỉ đạo liên ngành chủ trì tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo vấn đề mới của FTA thế hệ mới, xu hướng chuyển dịch hợp tác của khu vực như Asean, WTO, trong đó sử dụng tối đa cơ chế nhóm hỗ trợ kỹ thuật và chuyên gia tư vấn”, Phó Thủ tướng nói.

Nguyễn Việt