Lao động Việt Nam ở đâu trong thời 4.0?
Phát biểu trên Hội trường Quốc hội sáng nay (26/5), nhiều đại biểu không khỏi băn khoăn về chất lượng của lao động Việt Nam, đặc biệt trong thời công nghệ 4.0 như hiện nay.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội nhắc đến việc vừa qua Tổng Bí thư đã ký 2 Nghị quyết rất quan trọng về chính sách cải cách tiền lương và BHXH. Điều này thể hiện quan điểm của Đảng ta về phát triển kinh tế gắn liền với an sinh xã hội và công bằng xã hội. Mặc dù trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, ngân sách hạn chế, nhưng theo ông Bùi Sỹ Lợi, Quốc hội và Chính phủ đã dành một nguồn lực rất đáng kể để an sinh xã hội, được quốc tế đánh giá cao và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên, theo ông, hiện có nghịch lý là tốc độ tăng tiền lương bình quân tăng nhanh hơn tăng năng suất lao động. Trong khi năng suất lao động tăng 4,4%, nhưng tiền lương khu vực công tăng 8% và khu vực khác tăng trên 12%.
Theo ông Lợi, đất nước có 53,7 triệu lao động đang làm việc nhưng 70% lại đang làm việc trong khu vực phi kết cấu (khu vực không có quan hệ lao động, dễ rủi ro cho người lao động). Trong đó tỷ lệ làm việc không bền vững chiếm 2/3 - 3/4 lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ chiếm 7,5%.
"Lao động Việt Nam vẫn thiếu rất nhiều kỹ năng cần thiết. Vì thế, phải tập trung giải pháp nâng cao trình độ, chuyển dịch cơ cấu từ ngành có năng suất thấp sang cao; đồng bộ giải pháp tăng năng suất lao động... ", ông nói.
Đồng tình, Theo ý kiến ĐB Hoàng Đức Thắng, năm vừa rồi ngành nông nghiệp đã phục hồi mạnh mẽ mặc dù có nhiều thiên tai nặng nề, biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, đặc biệt sau sự cố do ô nhiễm môi trường biển miền Trung gây ra, ngày càng thấy rõ quyết tâm và kết quả đạt được trong chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng đầu tư vào sản phẩm mang lại giá trị cao.
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn với chuỗi giá trị đáp ứng tốt hơn với thị trường, nhiều sản phẩm giá trị có mặt ở nhiều thị trường khó tính trên thế giới, đã mở ra triển vọng cho nền kinh tế nước nhà.
Các địa phương đã xác định được định hướng trồng các loại cây phù hợp, phát huy lợi thế của địa phương giúp tạo ra sản phẩm nông nghiệp giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng được mùa mất giá, sản phẩm nông nghiệp mất an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất thiếu kế hoạch, cung vượt cầu, báo động đỏ tình trạng giải cứu nông sản vẫn chưa có dấu hiệu hồi kết.
Chúng ta đã đặt kỳ vọng lớn về mối quan hệ 5 nhà (nhà nước, nhà nông, DN, nhà khoa học, nhà băng) nhưng thực tế vân chưa đạt được kết quả như mong đợi, vai trò của nhà nước chưa rõ nét.
Vì vậy đề nghị CP, ngành nông nghiệp cần phân tích, giải trình đánh giá thực chất về những vấn đề trên để co giải pháp chỉ đạo về phương thức, cơ chế, trách nhiệm của các bên liên quan về vấn đề liên kết để cùng giải bài toán trên của ngành nông nghiệp.
ĐB Thắng nói thêm, sẽ không công bằng khi chúng ta mãi đổ lỗi cho người nông dân vì lợi ích trước mắt mà sản xuất thiếu kế hoạch dẫn đến sản phầm dư thừa, cung vượt cầu, sản xuất không đáp ứng được thị trường, chúng ta nên có thái độ tích cực hơn đó là CP, các ngành, các cấp ngành nông nghiệp cần phải thấy rõ trách nhiệm của mình trước cư dân là định hướng, kết nối, hỗ trợ tích cực cho nông dân trong làm ăn kinh tế, không để cho người nông dân bươn trải trong vòng luẩn quẩn trên.
“Bộ trưởng Bộ NN cũng đã phân tích những yếu kém của ngành nông nghiệp trước QH, cử tri nông dân mong muốn toàn ngành NN cần chủ động vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt và gần dân hơn nữa, xem việc của dân cũng như việc của mình để tập trung xây dựng hệ thống chính sách, quy định, hướng dẫn, tổ chức cho nông dân khi tham gia chuỗi giá trị; tư vấn pháp lý, tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng các chế tài để bảo vệ quyền lơi hợp pháp cho người nông dân”, ĐB Thắng nói.
Về năng suất lao động, ĐB cũng đồng thời đánh giá cao ý kiến của ĐB So (tỉnh Bắc Ninh) về việc năng suất lao động năm 2017 đạt 93,2 triệu đồng/lao động, tăng 6% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011 – 2017 đã tăng 4,7%/năm.
Măc dù năng suất lao động của Việt Nam có cải thiện đáng kể qua từng năm, tuy nhiên tính theo sức mua tương đương năm 2011, năn suất lao động của VN năm 2017 chỉ bằng 72% của Singapore, 18,4% của Mailaysia, , 36,2% của Thái Lan, 43% của Indonesia, 55% của Philippin và 93,2% của Lào.
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến năng suất lao động của VN rất thấp ngay với các nước trong khu vực Asean, là do tăng trưởng chủ yếu dựa vào triển vọng, chủ yếu tăng vốn đầu tư và tăng lao động trong khi đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) còn rất thấp, năm 2017 đạt 45,9%.
“Vậy lao động Việt Nam đang ở đâu trong thế giới 4.0 này, sẽ là quá muộn cho sân chơi kinh tế mà ở đó luật chơi không dành cho những người không có sự chuẩn bị tâm thế của người trong cuộc”, ĐB Thắng trăn trở.
Trước những ý kiến trên, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho hay, với cơ cấu dân số hiện nay, mỗi năm có 1,6 triệu người được giải quyết việc làm, 134.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài; chuyển dịch lao động theo hướng tích cực hơn. Hết tháng 4/2018, lao động nông, lâm nghiệp giảm còn 38%, số lao động làm công ăn lương có quan hệ lao động tăng dần; tỷ lệ lao động thất nghiệp thành thị thấp hơn so với chỉ tiêu.
Tuy nhiên, theo ông, tính bền vững việc làm không cao, thị trường lao động chưa đồng bộ, thiếu nhân lực quản lý, chất lương cao, chủ yếu lao động phổ thông. Đặc biệt tỷ lệ thanh niên sinh viên ra trường thất nghiệp cao, riêng năm 2017 tỷ lệ thất nghiệp tăng hơn 7% với trên 200.000 sinh viên ra trường thất nghiệp.
Ông Dung nói, năm 2018 ngành Lao động Thương binh Xã hội chọn giáo dục nghề nghiệp là khâu đột phá và coi đây là cách tạo ra việc làm bền vững. Tập trung quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, giảm cơ sở, trường giáo dục nghề nghiệp không hiệu quả. Đặc biệt, ngành chuyển hẳn sang giáo dục có địa chỉ với 150.000 lao động trong ba năm. Một xu hướng khác là ngành tập trung thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, giao quyền tự chủ cho doang nghiệp nâng cao năng suất lao động; tập trung đổi mới nâng cao giáo dục nghề nghiệp.