Lùi thông qua dự án Luật đặc khu: Quốc hội lắng nghe ý kiến cử tri
Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (hay còn gọi là đặc khu) đang nhận được sự quan tâm, của cử tri cả nước. Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã ghi nhận ý kiến của nhiều ĐBQH về vấn đề này.
Bên hành lang Quốc hội sáng nay (11/6), nhiều đại biểu đặc biệt bày tỏ quan điểm, trong dự án Luật, cần có quy định cụ thể về cơ chế, chính sách, ưu đãi đầu tư và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương tại đặc khu để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, nhằm đánh thức tiềm năng của những khu vực này, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Văn phòng Quốc hội khẳng định lùi thời gian thông qua Dự án Luật đặc khu
12:15, 09/06/2018
Người dân quan tâm đến dự Luật đặc khu là điều đáng mừng
03:45, 09/06/2018
Sẽ rút thời gian thuê đất đặc khu, không giữ 99 năm
11:43, 07/06/2018
Đặc khu cần gì nhất?
05:35, 07/06/2018
Từ FTA nghĩ về đặc khu
04:25, 07/06/2018
Thủ tướng: Cho thuê đất 99 năm không phải mấu chốt của Luật đặc khu
08:30, 05/06/2018
Đầu tư vào đặc khu: Cơ hội cạnh tranh có mong manh?
13:11, 26/05/2018
Chia sẻ bên hành lang Quốc hội sáng nay (11/6), bà Bà Nguyễn Thanh Hải – Trưởng ban dân nguyện Quốc hội thời gian qua, ban Dân nguyện đã tiếp nhận nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến luật này. Quốc hội cũng hết sức thận trọng lắng nghe, cân nhắc nhiều mặt và đã báo cáo với Quốc hội để có xem xét và đã lùi thời hạn thông qua Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt với sự nhất trí rất cao hơn 80%.
"Điều này thể hiện là các đại biểu Quốc hội cũng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân và những hoạt động của Quốc hội cũng được người dân rất quan tâm và cũng đã nêu ý kiến của mình". - đại biểu Hải nói.
Bà Hải cũng cho biết, bà đã nhận được rất nhiều tin nhắn của cử tri bày tỏ sự thống nhất, đồng tình và đánh giá cao các đại biểu Quốc hội và Quốc hội đã lắng nghe ý kiến kiến nghị của cử tri. Ban Dân nguyện nhận thấy, các kênh tiếp thu ý kiến của cử tri thời gian qua đã làm tương đối hiệu quả.
ĐB Bùi Văn Xuyền, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, chưa có dự án luật nào được xây dựng công phu như Luật Đặc khu và đồng tình với việc thông qua tại kỳ họp tới. "Đến nay, Luật Đặc khu vẫn đang tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, ý kiến cử tri để chắt lọc và chỉnh lý cho phù hợp". - đại biểu Xuyền nói.
Theo ĐB Xuyền, trong dự án Luật, điểm nổi bật là ưu đãi về đất đai, giá thuê đất, các chính sách về thuế, đặc biệt nhất là cơ chế thông thoáng về thu hút đầu tư. Ngoài ra, môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh và cơ chế tư pháp cũng sẽ được thực hiện nhanh, gọn, thông thoáng để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và phù hợp thông lệ quốc tế.
“Môi trường đầu tư là quan trọng nhất. Nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư chiến lược không quá quan tâm về ưu đãi thuế, đất đai. Họ quan tâm môi trường đầu tư, cơ chế chính sách công khai minh bạch, phải nhanh gọn. Chính sách của chúng ta đến thời điểm này tôi cho rằng đảm bảo, phù hợp với thực tiễn hiện nay”, ĐB Bùi Văn Xuyền nói.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, các đặc khu này đều là những khu vực có chính sách đặc biệt về kinh tế và thể chế hành chính. Hiện nay, chúng ta còn nhiều vướng mắc về chính sách kinh tế chưa tháo gỡ được. Tổ chức bộ máy của chúng ta cũng còn cồng kềnh. Vậy, chúng ta cần có giải pháp để tổ chức bộ máy như thế nào cho đơn giản, gọn nhẹ nhưng hiệu quả mới đáp ứng được yêu cầu phát triển những đặc khu này.
Ở một góc độ khác, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) cho rằng các đại biểu rất quan tâm, đóng góp ý kiến để Ban soạn thảo tiếp thu. Chúng ta cần có những chính sách đủ lực để các vùng trọng điểm đó phát triển. Trên tinh thần là chúng ta xây dựng những quy định đồng bộ với các Luật đã ban hành. Các khu kinh tế này sẽ là động lực mang tính bền vững và chiến lược lâu dài.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai), cho rằng quyết định của Chính phủ và Quốc hội về việc lùi thời gian thông qua dự án Luật đặc khu sang kỳ họp thứ 6 là kịp thời, đáp ứng mong muốn của người dân và cử tri trên toàn quốc, bởi các bộ luật được xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến của người dân.
Theo Đại biểu Dương Trung Quốc, để đưa ra quyết định đúng đắn, Bộ Chính trị đã họp đến gần sáng để đưa ra quyết định. Điều này thể hiện tính kịp thời và lắng nghe của Chính phủ trước nhân dân. “Tôi đánh giá cao sự điều chỉnh kịp thời của các cơ quan có trách nhiệm”, đại biểu Dương Trung Quốc nói.
“Là đại biểu Quốc hội, tôi cũng đóng góp rất nhiều ý kiến, tôi thấy những ý kiến đóng góp của mình cả trên hội trường và cả những ý kiến tôi gửi thẳng cho các nhà lãnh đạo cũng đều đã được tiếp nhận. Như vậy, điều quan trọng nhất của bộ luật đã đúng, góp phần khắc phục những sai sót có thể xảy ra những rủi ro mà mối quan tâm của nhân dân là xác đáng” ông Dương Trung Quốc nói thêm.
Tuy nhiên, đại biểu Dương Trung Quốc cũng cho rằng, bộ phận cán bộ cơ sở tại nhiều địa phương còn không kịp thời trong công tác tuyên truyền thông tin. Tổ chức xã hội ở địa phương không nắm được thông tin dẫn tới việc tuyên truyền không đầy đủ và đúng thời điểm, do đó đã xảy ra sự việc một số người dân do chưa nắm được thông tin nên đã có các hành động quá khích tại nhiều địa phương.
Trước đó, sáng 9/6 Văn phòng Quốc hội đã phát thông cáo báo chí về dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Thông cáo báo chí nêu rõ, để tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho phép xem xét, thông qua Dự án Luật này tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.