Đại biểu Quốc hội nói gì trước phiên bỏ phiếu tín nhiệm?

Nguyễn Việt 24/10/2018 05:00

Ngày 24-25/10, đại biểu sẽ bỏ phiếu tín nhiệm với 48 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Ngày 24 đến 25/10, đại biểu sẽ lấy phiếu tín nhiệm với 48 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Ngày 24-25/10, đại biểu sẽ bỏ phiếu tín nhiệm với 48 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Có thể bạn quan tâm

  • Lấy phiếu tín nhiệm:

    Lấy phiếu tín nhiệm: "Thước đo" hiệu quả hoạt động của các vị Bộ trưởng?

    05:05, 23/10/2018

Chia sẻ bên hành lang Quốc hội, ông Vũ Trọng Kim (đoàn Hải Dương) cho biết, việc lấy phiếu tín nhiệm không phải “bất chợt”, mà đều được ĐB Quốc hội và nhân dân theo dõi, hay nói cách khác các vị này luôn được giám sát từ khi trúng cử ĐB Quốc hội và được Quốc hội bầu vào vị trí nào đó.

Việc giám sát được thể hiện ở mấy điểm sau: Thứ nhất, vị trí đó trước hết phải hoàn thành chức năng và quyền hạn hay nghĩa vụ, quyền hạn; Thứ hai, hoàn thành trách nhiệm làm đại biểu của dân; Thứ ba, đạo đức, lối sống, thu nhập, tài sản. Còn việc thể hiện trong lối sống cụ thể lại liên quan đến vấn đề thu nhập, tài sản. Tất cả những việc này đều được nhân dân theo dõi, do đó việc giải trình rất quan trọng.

ĐBQH Vũ Trọng Kim (Hải Dương):p/tôi tin không có vị nào vi phạm cho nên không thấy có sự trình bày cụ thể. Do đó, khi Quốc hội cất tiếng là các vị đó phải trả lời”.

ĐB Quốc hội Vũ Trọng Kim (đoàn Hải Dương)

Ông Kim cho biết thêm, hiện tại các bản kiểm điểm đang nằm trong tay các ĐB Quốc hội, kiểm điểm trong thời gian 3 năm qua nhưng tôi nhận thấy ít người nói đến vấn đề tài sản. Vì vậy, nếu ĐB Quốc hội có chất vấn về vấn đề này thì các vị đó phải trả lời.

Mặc dù luật mới của chúng ta về kiểm soát tài sản hay tài sản không giải trình được còn đang chờ Luật phòng chống tham nhũng tới đây sẽ giải quyết. Nhưng từ trước tới nay, người cán bộ lãnh đạo hay quản lý nhà nước là phải nêu gương. Người lãnh đạo phải công tâm, thật thà, trung thực.

“Dù có làm gì nhưng cuối cùng dùng động tác “láu cá” làm cho tài sản của mình tăng lên nhiều lần so với thu nhập thì sẽ bị bại lộ và càng không thể chấp nhận khi người đó lại lạm dụng trách nhiệm và quyền hạn để làm giàu bất chính. Cho nên, tôi nghĩ rằng vấn đề này sẽ được các ĐB Quốc hội đặc biệt chú ý tại cuộc lấy phiếu tín nhiệm vào ngày 24/10”, ông Kim nói.

ĐBQH Dương Trung Quốc:

ĐB Quốc hội Dương Trung Quốc

Còn theo ĐB Quốc hội Dương Trung Quốc, đây là hoạt động giám sát quan trọng, được người dân quan tâm, cho nên tôi sẽ đưa ra lá phiếu thật khách quan đúng với trách nhiệm người đại biểu dân cử. Ông Quốc đề xuất thời gian tới Quốc hội nghiên cứu sửa đổi quy định theo hướng cho phép công khai báo cáo công tác của từng chức danh cũng như lá phiếu cụ thể mà mỗi đại biểu đưa ra.

“Hai lần trước chúng ta chỉ biết từng chức danh được lá phiếu như thế nào, mà không biết mỗi đại biểu thể hiện thái độ ra sao. Do đó chúng ta nên công khai việc này”, ông Quốc cho biết.

Nguyễn Việt